Tập huấn Hướng dẫn chuyển đổi số và thương mại điện tử trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh cho Hội viên hội phụ nữ tỉnh
Theo Kế hoạch tỉnh Điện Biên phấn đấu đến hết năm 2025, có 02 đơn vị cấp huyện (Thị xã Mường Lay, thành phố Điện Biên Phủ) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và huyện Điện Biên đạt chuẩn nông thôn mới; có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 09 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 76 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó, có 32 xã đạ chuẩn nông thôn mới và 44 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới); không có xã dưới 10 tiêu chí; số tiêu chí bình quân đạ 15,46 tiêu chí/xã; có 650 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và thôn bản nông thôn mới kiểu mẫu, chiếm 50,9% tổng số thôn bản trên địa bàn nông thôn của tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt khoảng 26,6 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm xuống còn 22,0%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 65% trở lên; tỷ lệ hộ ở khu vực nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 92,65%.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo, các Sở ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công xây dựng ban hành các văn bản hướng dẫn các xã thực hiện nội dung của Chương trình, đồng thời phối hợp hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện ở cơ sở.
Sở Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ chủ trì triển khai hướng dẫn thực hiện phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng số, chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 01/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống truyền thông ở cơ sở, ưu tiên phát triển, nâng cấp đài truyền thanh xã có cụm loa hoạt động đến thôn, bản và tăng cường phương tiện sản xuất các sản phẩm thông tin, tuyên truyền cho cơ sở truyền thanh, truyền hình cấp huyện; phát triển và duy trì các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính. Đến năm 2025 có 112/115 xã đạt tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông, đạt 97,39%.
Tăng cường ứng dụng CNTT trong thực hiện các dịch vụ hành chính công nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, công khai và hiệu quả ở các cấp (xã, huyện, tỉnh); gắn mã, cập nhập, thông báo và gắn biển địa chỉ số cho từng hộ gia đình và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn nông thôn gắn với bản đồ số Việt Nam; bồi dưỡng, tập huấn kiên thức, kỹ năng số và an toàn thông tin cho cán bộ cấp xã; phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn./.
Tác giả: Tin: Trần Hà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn