Xây dựng "Xã hội thông tin" - Nhiệm vụ hàng đầu của mỗi Quốc gia
Nguyễn Thanh
2013-12-20T05:01:44-05:00
2013-12-20T05:01:44-05:00
http://dic.gov.vn/vi/news/chuyen-doi-so/Xay-dung-Xa-hoi-thong-tin-Nhiem-vu-hang-dau-cua-moi-Quoc-gia-1709.html
/themes/default/images/no_image.gif
DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên
http://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ năm - 05/12/2013 19:55
Chính phủ điện tử cung cấp thông tin đa chiều giúp người dân và doanh nghiệp tìm được những cơ hội mới trong nền kinh tế tri thức mới. Chính phủ điện tử có nhiều tiềm năng to lớn. Tuy nhiên, nếu Chính phủ điện tử không phải là một phần trong một chương trình cải cách rộng lớn hơn thì sẽ không tạo ra được những lợi ích xứng đáng với thời gian và kinh phí bỏ ra đầu tư. Do đó, hãy sử dụng Chính phủ điện tử như một công cụ hữu ích để nhìn nhận lại vai trò của Chính phủ đối với phát triển kinh tế và quản lý điều hành Nhà nước.
Để nhận thức được vấn đề, thực hiện triển khai Chính phủ điện tử rất khó khăn và tốn kém. Trước khi quyết định làm, cần có nguồn lực và ý chí chính trị cần thiết để thực hiện thành công sáng kiến Chính phủ điện tử, đồng thời hiểu được những lý do cơ bản vì sao lại theo đuổi hay không theo đuổi Chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử không phải là đường tắt cho sự phát triển kinh tế, tiết kiệm ngân sách hay nâng cao tính hiệu quả và minh bạch của Chính phủ mà nó chỉ là công cụ giúp Chính phủ để đạt được những mục tiêu này. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, nơi mà các nguồn lực còn nhiều hạn chế, việc hấp tấp vội vàng với những kế hoạch Chính phủ điện tử không hợp lý có thể trở thành một sai lầm và phải trả giá lớn cả về tài chính lẫn chính trị.Để xây dựng thành công Chính phủ điện tử, đòi hỏi sự thay đổi lớn trong cách suy nghĩ và hành động của các ngành, các cấp và cán bộ công chức viên chức lao động trong hệ thống chính trị; thay đổi cách nhìn nhận công việc, chia sẻ thông tin giữa các bộ phận, với các doanh nghiệp và với người dân. Chính phủ điện tử đòi hỏi tái cơ cấu quy trình làm việc của Chính phủ, ở từng cơ quan của Chính phủ, cũng như toàn bộ Chính phủ. Đồng thời, Chính phủ điện tử cần đáp ứng những thay đổi bên ngoài Chính phủ, nơi các doanh nghiệp, người dân bắt đầu mong đợi chất lượng các dịch vụ do Chính phủ cung cấp cũng tốt tương đương với các dịch vụ do khu vực tư nhân cung cấp. Theo thời gian, người dân sẽ ngày càng giống như người tiêu dùng. Chính phủ cần phải thích nghi theo và Chính phủ điện tử chính là một công cụ trợ giúp.Việc coi Chính phủ điện tử là một quá trình đổi mới, chứ không chỉ đơn thuần là tin học hóa các hoạt động của Chính phủ, sẽ góp phần xây dựng một "xã hội thông tin" mà trong đó cuộc sống của người dân sẽ tốt hơn nhờ khả năng tiếp cận thông tin và những cơ hội chính trị, kinh tế - xã hội mà thông tin đem lại. Điều này đang nhanh chóng trở thành ưu tiên quốc gia hàng đầu cho tất cả các quốc gia, bất kể giàu hay nghèo./.Để nhận thức được vấn đề, thực hiện triển khai Chính phủ điện tử rất khó khăn và tốn kém. Trước khi quyết định làm, cần có nguồn lực và ý chí chính trị cần thiết để thực hiện thành công sáng kiến Chính phủ điện tử, đồng thời hiểu được những lý do cơ bản vì sao lại theo đuổi hay không theo đuổi Chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử không phải là đường tắt cho sự phát triển kinh tế, tiết kiệm ngân sách hay nâng cao tính hiệu quả và minh bạch của Chính phủ mà nó chỉ là công cụ giúp Chính phủ để đạt được những mục tiêu này. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, nơi mà các nguồn lực còn nhiều hạn chế, việc hấp tấp vội vàng với những kế hoạch Chính phủ điện tử không hợp lý có thể trở thành một sai lầm và phải trả giá lớn cả về tài chính lẫn chính trị.Để xây dựng thành công Chính phủ điện tử, đòi hỏi sự thay đổi lớn trong cách suy nghĩ và hành động của các ngành, các cấp và cán bộ công chức viên chức lao động trong hệ thống chính trị; thay đổi cách nhìn nhận công việc, chia sẻ thông tin giữa các bộ phận, với các doanh nghiệp và với người dân. Chính phủ điện tử đòi hỏi tái cơ cấu quy trình làm việc của Chính phủ, ở từng cơ quan của Chính phủ, cũng như toàn bộ Chính phủ. Đồng thời, Chính phủ điện tử cần đáp ứng những thay đổi bên ngoài Chính phủ, nơi các doanh nghiệp, người dân bắt đầu mong đợi chất lượng các dịch vụ do Chính phủ cung cấp cũng tốt tương đương với các dịch vụ do khu vực tư nhân cung cấp. Theo thời gian, người dân sẽ ngày càng giống như người tiêu dùng. Chính phủ cần phải thích nghi theo và Chính phủ điện tử chính là một công cụ trợ giúp.Việc coi Chính phủ điện tử là một quá trình đổi mới, chứ không chỉ đơn thuần là tin học hóa các hoạt động của Chính phủ, sẽ góp phần xây dựng một "xã hội thông tin" mà trong đó cuộc sống của người dân sẽ tốt hơn nhờ khả năng tiếp cận thông tin và những cơ hội chính trị, kinh tế - xã hội mà thông tin đem lại. Điều này đang nhanh chóng trở thành ưu tiên quốc gia hàng đầu cho tất cả các quốc gia, bất kể giàu hay nghèo./.