Thành phố Điện Biên Phủ: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT thực hiện cải cách hành chính

Chủ nhật - 15/12/2013 20:19

Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại bộ phận " Một cửa" của thành phố Điện Biên Phủ .Ảnh : K.T

Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại bộ phận " Một cửa" của thành phố Điện Biên Phủ .Ảnh : K.T
Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, thúc đẩy phát triển nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Ứng dụng và phát triển CNTT vào hoạt động cơ quan Nhà nước là yêu cầu quan trọng nhằm hiện đại hóa nền hành chính Nhà nước, nâng cao hiệu quả công việc, đảm bảo quốc phòng, an ninh, và tạo khả năng đi tắt, đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nhận thức tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT, UBND thành phố Điện Biên Phủ đã quan tâm chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước tại thành phố, mang lại những hiệu quả trong công tác chỉ đạo, quản lý điều hành, công tác chuyên môn nghiệp vụ, cụ thể như: Việc phân công, trao đổi văn bản, theo dõi, đôn đốc tiến độ giải quyết công việc, báo cáo, thống kê kết quả thực hiện nhiệm vụ, tra cứu văn bản đi, đến của cơ quan, đơn vị; triển khai công tác, hội họp, hội nghị trực tuyến, công tác quản lý hộ tịch, quản lý ngân sách được tin học hóa.Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước, đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo ứng dụng và phát triển CNTT; xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT giai đoạn (2013-2015); ban hành văn bản hướng dẫn các xã, phường thực hiện công tác quản lý Nhà nước về CNTT; phối hợp tổ chức lớp bồi dưỡng CNTT cho cán bộ CCVC thuộc các phòng, ban, đoàn thể và các xã, phường thuộc thành phố.Hạ tầng kỹ thuật CNTT thuộc UBND thành phố hiện nay, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về ứng dụng CNTT với 02 máy chủ tích hợp phần mềm “một cửa” và phần mềm hồ sơ công việc. Tỷ lệ máy tính trên cán bộ công chức đạt khoảng 95%; hệ thống mạng LAN phủ kín 100% các phòng, ban. Hạ tầng CNTT chủ yếu phục vụ cho việc trao đổi văn bản, thông tin nội bộ và tra cứu thông tin trên Internet. Trên 85% cán bộ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng về CNTT, 100% CBCC đều biết sử dụng và sử dụng thành thạo máy vi tính. Tỷ lệ sử dụng thư điện tử trong công việc của CBCC chiếm khoảng 75%. Việc sử dụng phần mềm hỗ trợ quản lý điều hành tác nghiệp tại UBND thành phố được áp dụng 100% cho CBCC trong việc phân công nhiệm vụ, trao đổi công việc tra cứu văn bản đi, văn bản đến của cơ quan.Hiện thành phố là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp thông qua việc đầu tư và xây dựng mô hình một cửa điện tử, cung cấp 39 dịch vụ công trực tuyến thuộc các lĩnh vực tư pháp, kinh tế, đầu tư xây dựng, đất đai - môi trường. Các quy trình thủ tục đăng ký được công khai, giao dịch qua hệ thống màn hình cảm ứng, máy quét mã vạch, lấy số tự động…Tuy đạt được một số kết quả, nhưng việc ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan Nhà nước vẫn còn một số hạn chế như: Cán bộ chuyên trách về CNTT cấp thành phố và các xã, phường còn thiếu về số lượng và chất lượng, chủ yếu là kiêm nhiệm nên chưa đáp ứng được nhu cầu triển khai công tác ứng dụng CNTT tại cơ quan. Thành phố chưa xây dựng cổng thông tin điện tử, nên chưa đáp ứng được nhu cầu dịch vụ công và khai thác thông tin của người dân và doanh nghiệp.Để phát huy những kết quả đã đạt được, nâng cao vai trò của ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trong những năm tiếp theo, thành phố Điện Biên Phủ đưa ra các mục tiêu thực hiện:- Đảm bảo hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời từ UBND thành phố đến các xã, phường và các cơ quan trong tỉnh.- 100% CBCC được đầu tư máy tính, được kết nối mạng Lan, Internet.- 90% CBCC thường xuyên sử dụng thư điện tử và khai thác thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho công việc.- 80% các văn bản, tài liệu của UBND thành phố được lưu chuyển trên mạng, giúp cán bộ công chức có điều kiện khai thác thông tin trên môi trường mạng, phục vụ công việc, giảm thiểu văn bản giấy.- Bảo đảm điều kiện, kỹ thuật tốt cho 100% các cuộc họp trực tuyến từ UBND thành phố với cấp tỉnh. Duy trì và sử dụng tốt các phần mềm quản lý nhân sự, hỗ trợ tài chính, kế toán…- Xây dựng cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2, mức độ 3 cho người dân và doanh nghiệp, đưa các thông tin chỉ đạo điều hành của các cấp lãnh đạo, các chính sách, danh mục dự án trên môi trường mạng.Trong thời gian tới UBND thành phố tiếp tục khai thác có hiệu quả hạ tầng CNTT đã được đầu tư, đẩy nhanh việc sử dụng văn bản điện tử, dần thay thế văn bản giấy tại cơ quan, phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin giữa các phòng, ban, đoàn thể; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công phục vụ người dân và doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới xây dựng chính phủ điện tử.

Tác giả: Nguyễn Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây