DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ sáu - 03/01/2014 01:48
Giám định tư pháp . Ảnh:Nguồn Internet
DIC- Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 24/2013/TT-BTTTT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Thông tư quy định về tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; thủ tục cử người tham gia giám định tư pháp và thành lập hội đồng giám định; hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp; chi phí giám định và chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.Cùng với đó, tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp phải có trình độ đại học trở lên (trường hợp bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sỹ, bằng tiến sỹ do cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp thì các bằng đó phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về giáo dục và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên) thuộc một trong các lĩnh vực đào tạo: Báo chí; xuất bản (bao gồm: Xuất bản, in, phát hành); bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; điện tử; phát thanh, truyền hình; luật; kinh tế; lĩnh vực đào tạo khác phù hợp với chuyên môn đề nghị bổ nhiệm. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực thông tin và truyền thông thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2014 và thay thế Thông tư số 04/2010/TT-BTTTT ngày 19 tháng 1 năm 2010.