DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ tư - 04/12/2013 19:51
Cán bộ của phường Thanh Bình, TP.Điện Biên Phủ tiếp nhận hồ sơ của người dân. Ảnh: Minh Vũ
Mức độ triển khai ứng dụng CNTT của các cơ quan Nhà nước được đánh giá trên 5 nhóm tiêu chí. Trong đó, ứng dụng CNTT được đánh giá theo 2 nhóm thành phần là ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của cơ quan Nhà nước và ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp (cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Website/Portal của cơ quan Nhà nước; việc đánh giá dịch vụ công trực tuyến tập trung theo hướng lấy người dân làm trung tâm: Chú trọng tới tính hiệu quả, thuận tiện, dễ tìm, dễ sử dụng và thuận lợi cho tất cả mọi người trên toàn quốc).
Nghị định số 43/2011/NĐ-CP, ngày 13/6/2011 của Chính phủ chia dịch vụ công trực tuyến được phân làm 4 mức độ: Mức độ 1 là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó.Mức độ 2 là dịch vụ ngoài việc đảm bảo như mức độ 1, còn phải cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.Mức độ 3 là dịch vụ ngoài việc đảm bảo như ở mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.Mức độ 4 là dịch vụ ngoài việc đảm bảo như mức độ 3 còn cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.Theo kết quả khảo sát, đánh giá mức độ ứng dụng CNTT tại cơ quan Nhà nước năm 2012, toàn tỉnh Điện Biên đã có 19 cơ quan và 9 huyện thị, thị xã, thành phố; 112 xã phường cùng với 586 doanh nghiệp triển khai. Trong đó tổng số dịch vụ hành chính công 1431; tổng số dịch vụ hành chính công được cung cấp trực tuyến 200; các dịch vụ công trực tuyến mức 1 là 150, mức 2 là 48, mức 3 là 2, mức 4 là 0 và mức của một số dịch vụ công được ưu tiên cung cấp trực tuyến tại các tỉnh, thành phố (Quyết định 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ) chỉ là 3 với các dịch vụ đăng ký kinh doanh, cho phép họp báo, xuất bản tài liệu không kinh doanh... Trên cơ sở báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2012 Điện Biên đứng thứ 59/63 trong xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT tổng thể của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 55/63 về ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ; 53/63 về hạ tầng kỹ thuật CNTT và đứng thứ 41/63 tỉnh, thành phố về cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Số lượng dịch vụ công trực tuyến các mức được cung cấp của tỉnh Điện Biên so với một số tỉnh bạn trong khu vực còn ở mức khiêm tốn. /uploads/news/2013_12/1111.jpgTừ thực tế triển khai việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 ở tỉnh ta thấp, với 02 dịch vụ của Sở Thông tin và Truyền thông là cho phép họp báo, xuất bản tài liệu không kinh doanh nhưng chưa cơ quan nào xin giải quyết trên dịch vụ công trực tuyến này. Một phần do các cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm, một phần do hoạt động chưa đồng bộ của hệ thống mạng truyền dẫn; mặt khác khi thực hiện nộp hồ sơ trên mạng trực tuyến cần các thao tác chụp, scan các văn bản hồ sơ và liên quan đến cả chữ ký điện tử…. nên các cơ quan liên quan vẫn chọn việc đến Sở TT&TT làm trực tiếp để tiện trao đổi và xử lý hồ sơ. Mặt khác, do chưa phát sinh giải quyết trực tuyến thủ tục hành chính nào, nên Sở TT&TT chưa đánh giá được mức độ phù hợp của quy trình trong phần mềm được thực hiện trên môi trường mạng để sửa đổi, bổ sung đảm bảo tính hiệu quả, thuận tiện, dễ tìm, dễ sử dụng và thuận lợi cho mọi cá nhân, tổ chức...Qua trao đổi với cán bộ phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, hiện đơn vị đang triển khai đăng ký kinh doanh qua mạng trên hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia, bước đầu đạt được những kết quả tích cực, giảm thiểu sự can thiệp của con người vào xử lý nghiệp vụ. Cơ sở dữ liệu trung tâm của hệ thống đăng ký kinh doanh cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế (từ 15 ngày xuống còn 5 ngày), giảm chi phí, mở rộng khả năng tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, khả năng mở rộng đăng ký qua mạng đang vướng phải những quy định về chữ ký điện tử, khả năng chứng thực các văn bản điện tử. Cho nên quy trình đăng ký qua mạng của doanh nghiệp sẽ vẫn phải qua bước in và ký giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử từ hệ thống này, rồi gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh và sau khi nhận được giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến là một trong nhiều nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính, triển khai xây dựng Chính quyền điện tử. Việc đẩy mạnh triển khai và thực hiện dịch vụ công trực tuyến đem lại nhiều lợi ích như giảm thời gian đi lại gửi/nhận hồ sơ do đó làm giảm thời gian và công sức của người sử dụng các dịch vụ hành chính công. Từ đó, làm tăng hiệu suất và hiệu quả của các cơ quan cung cấp dịch vụ; các quy trình, thủ tục hành chính đều được chuẩn hóa để có thể áp dụng CNTT; cơ quan cấp trên có thể kiểm tra được tình trạng xử lý các hồ sơ hiện thời; hiệu quả kinh tế cho cả người sử dụng dịch vụ và cơ quan cung cấp dịch vụ (tiết kiệm thời gian, công sức, cắt giảm các chi phí đi lại, chi phí văn phòng phẩm, chi phí nhân công); đảm bảo tính minh bạch của các cơ quan cung cấp dịch vụ, tránh hách dịch, cửa quyền...Như vậy, để mục tiêu “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và cải cách hành chính, tăng cường mức độ, phạm vi cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến, giúp cho hoạt động của cơ quan Nhà nước được minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn”, ngay từ bây giờ cần sự vào cuộc của các cấp các ngành trong tỉnh, bắt đầu từ việc xác định danh mục các dịch vụ công trực tuyến do các cơ quan Nhà nước tỉnh cung cấp trong giai đoạn đến 2015 và các năm tiếp theo, qua đó xây dựng lộ trình cụ thể trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai để nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị có cung cấp dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh tham gia gắn với công tác thi đua, khen thưởng.