DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ sáu - 22/11/2013 02:56
(Ảnh minh họa: Nguồn internet)
32% người dân không thể tham gia thương mại điện tử (TMĐT) vì không có thẻ thanh toán; 42% người dân không biết đến các dịch vụ công trực tuyến; 17,4% doanh nghiệp (DN) không biết đến dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến, 7,93% DN không có thông tin về dịch vụ đăng ký kê khai thuế trực tuyến, 22,5% DN không biết có dịch vụ đăng ký khai báo hải quan từ xa và 25,94% DN không có thông tư về đấu thầu trực tuyến…
Đó là những thông tin nổi bật tại Báo cáo kết quả khảo sát hoạt động ứng dụng CNTT trong cộng đồng vừa được Cục Ứng dụng CNTT (Bộ Thông tin và Truyền thông – Bộ TT-TT) công bố mới đây. Mặc dù, năm 2012 Việt Nam đã vươn lên Top 4 về Chính phủ điện tử trong ASEAN, đứng thứ 83 thế giới nhưng xem ra con đường tiến lên Chính phủ điện tử với mục tiêu “Việt Nam điện tử” còn là chặng đường rất gian nan. Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ côngĐó là một trong những tiêu chí rất quan trọng để đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của các bộ ngành, địa phương nhằm tạo thuận lợi cho người dân. Theo ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT (Bộ TT-TT), năm 2012 cả nước có 101.995 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 1 và 2 (công bố thủ tục và biểu mẫu, người dân có thể tải biểu mẫu hồ sơ thủ tục về điền); 1.664 dịch vụ công trực tuyến mức 3 (người dân có thể tải biểu mẫu và nộp hồ sơ qua mạng) và 09 dịch vụ công trực tuyến cấp 4 (các hồ sơ được gửi, xử lý và trả qua mạng, người dân không cần đến tận cơ quan Nhà nước).Có thể thấy tuy tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 chưa cao, song nhìn chung số lượng các dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh trong thời gian qua. Đặc biệt, khối cơ quan Nhà nước đã rất ý thức được vai trò của dịch vụ công trong giảm tải thủ tục hành chính, tinh giản biên chế, giảm bớt chi tiêu công. Đã có 9/22 bộ, ngành cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ở mức 3 và 4, trong đó có những bộ thực hiện khá tốt như: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ TT-TT…Cũng trong năm 2012, 15/30 bộ, ngành và 46/63 tỉnh thành đã xây dựng và ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT. Số lượng cán bộ công chức được cấp phát và sử dụng thư điện tử trong công việc đạt 89,5; 83,5% văn bản điều hành được ứng dụng trong cơ quan nhà nước. Đặc biệt, 9/22 bộ, ngành áp dụng 100% văn bản điều hành được điện tử hóa và trao đổi trực tuyến. Tỉ lệ văn bản được trao đổi hoàn toàn trên môi trường mạng tăng: đối với các văn bản trao đổi bên ngoài đạt 34,2%; 15/22 bộ, ngành (chiếm tỷ lệ 68,2%) thực hiện họp trực tuyến qua hội nghị truyền hình để tiết giảm chi phí…Chính những thành tích đó đã đưa chỉ số xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam tăng mạnh, đứng vị trí thứ 83 trên tổng số 190 quốc gia được thực hiện đánh giá. Trong ASEAN, Việt Nam đã tiến thêm 3 bậc để đứng ở vị trí thứ 4 trên tổng số 11 quốc gia trong khối ASEAN, năm 2010 thì Việt Nam chỉ đứng thứ 6 sau Singapore, Malaysia, Brunei, Thailand và Philippines. Tuy nhiên, về phía người dân việc ứng dụng CNTT nói chung, biết đến và sử dụng dịch vụ công trực tuyến vẫn còn rất thấp so với yêu cầu. Phải chăng người dân vẫn chưa sẵn sàng ứng dụng các dịch vụ công nói riêng, tham gia mạnh mẽ vào các ứng dụng CNTT-TT nói chung?68% người dân chưa tiếp cận dịch vụ công trực tuyếnTheo báo cáo khảo sát của Bộ TT-TT, mặc dù đối tượng tham gia khảo sát truy cập máy tính hàng ngày và có trình độ, tuy nhiên tỉ lệ người sử dụng chưa sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) vẫn còn cao (chiếm 68%). Cụ thể, nhiều người vẫn chưa biết có DVCTT (chiếm 42%), không thích sử dụng (13%), thích đến làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước hơn (16%), dịch vụ thiết kế chưa thật thuận tiện cho người sử dụng (16%), và số còn lại thì không thích sử dụng, không tin tưởng vào việc xử lý DVCTT và lo ngại cho việc cung cấp hồ sơ, thông tin cá nhân lên mạng. Thậm chí nhiều người không tin tưởng vào việc xử lý DVCTT, lo ngại cho việc cung cấp hồ sơ, thông tin cá nhân lên mạng sẽ bị mất mát.DVCTT được sử dụng phổ biến là đăng ký, tra cứu thông tin, nộp thuế thu nhập cá nhân, đăng ký kinh doanh đối với doanh ngiệp và hộ kinh doanh cá thể, cấp, đổi giấy phép lái xe dành cho các loại xe là ô tô và mô tô, cấp phép xây dựng. Trong đó, hai dịch vụ công trực tuyến đầu tiên là hai DVCTT được nhiều người sử dụng nhất.Năm 2012, tỉ lệ người được khảo sát sử dụng những dịch vụ này cao hơn nhiều lần so với năm 2011, nhưng cũng chỉ tập trung ở một số dịch vụ như: cấp, đổi giấy phép lái xe; đăng ký kinh doanh; hoặc đăng ký, tra cứu thông tin và nộp thuế thu nhập cá nhân…Theo ông Nguyễn Thành Phúc, có những dịch vụ như: đăng ký, tra cứu thông tin và nộp thuế thu nhập cá nhân năm 2012 cao hơn năm 2011 tới ba lần. Điều này thể hiện DVCTT đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía người dân và sự tích cực trong việc đưa những dịch vụ này vào cuộc sống của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, tâm lý e dè và sự tuyên truyền chưa đúng mức của truyền thông cũng như chính các cơ quan cung cấp dịch vụ khiến số lượng người tham gia các DVCTT chưa được như mong đợi.Người dân “né” thương mại điện tửCũng theo báo cáo khảo sát, tỉ lệ người dân tham gia mua bán trực tuyến tăng gần 14% so với năm 2011, đạt 79,2%; tỉ lệ người dân sử dụng thanh toán trực tuyến hay giao dịch qua ngân hàng là 57,34%, tăng gấp 3 lần so với năm 2011 và hơn 11 lần so với năm 2010. Nhưng vẫn còn 20,8% người dân không tham gia thương mại điện tử (TMĐT), trong đó 32% cho biết lý do là không có thẻ tín dụng hoặc các loại thẻ thanh toán qua mạng.Trong các loại hàng hóa được sử dụng để mua bán trực tuyến thì vé máy bay và quần áo, phụ kiện, giày dép, được người dân mua bán trực tuyến nhiều nhất; còn phần cứng máy tính,nhạc và đĩa video/DVD/game là những mặt hàng ít được người dân quan tâm mua bán trực tuyến nhất. Các chuyên gia kinh tế thì nhận định, tính thực dụng của người Việt là mắt thấy, tay sờ mới tin bởi quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam bị xâm phạm ở nhiều mức độ khác nhau khiến người tiêu dùng không mấy mặn mà.Đây là lí do chính khiến tỉ lệ người dân chưa tham gia TMĐT còn cao. Cụ thể, trong số những người chưa tham gia TMĐT, 32% cùng chung lý do không có thẻ tín dụng hoặc các loại thẻ thanh toán qua mạng; 18% cho rằng khó kiểm định chất lượng hàng hóa, 14% lo ngại cho sự an toàn khi cung cấp số thẻ tín dụng lên mạng, 14% không tin tưởng đơn vị bán hàng qua mạng, 7% cho biết trở ngại do kết nối Internet chậm.Cùng với việc khảo sát mức độ người dân tham gia hoạt động TMĐT, Cục Ứng dụng CNTT cũng đã mở rộng khảo sát về việc khai thác sử dụng Internet và dịch vụ công trực tuyến của người dân. Theo đó, trong năm 2012, tỉ lệ người dân sử dụng Internet cho mục đích tìm kiếm thông tin, nghiên cứu – học tập và phục vụ công việc, hoạt động kinh doanh giảm nhiều so với năm 2011. Có 23% người dân thường sử dụng Internet hàng ngày vào việc trao đổi thư điện tử và đọc tin tức; nhưng chỉ có 16% người dân sử dụng Internet để xem quảng cáo hoặc thanh toán trực tuyến; 16% tham gia mạng xã hội; 11% xem ảnh/video; 3% chơi trò chơi và 2% tìm cơ hội việc làm.Vẫn có nhu cầu lớn về nhân lực CNTTTheo đánh giá của Bộ TT-TT, CNTT-TT không còn là ngành hấp dẫn như vài năm trước, tuy nhiên nhu cầu nhân lực CNTT thời gian tới tại Việt Nam là vô cùng lớn. Cụ thể, nhân lực công nghiệp phần cứng đến năm 2015 cần khoảng 170.000 người và 2020 khoảng 197.000 người. Ngành công nghiệp phần mềm đến năm 2015 cũng cần khoảng 132.000 người và đến năm 2020 là khoảng 200.000 người. Trong khi lao động cho công nghiệp nội dung số đến năm 2015 cũng cần tới 84.000 người và đến năm 2020, dự báo nhu cầu nhân lực công nghiệp nội dung số là khoảng 104.000 người.Riêng nhân lực ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước đến năm 2015, ước tính cần phải đào tạo cho khoảng 350.000 cán bộ, công chức, viên chức ở cấp trung ương; 2.800 cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, quận, xã. Đến năm 2020, cốn số này ước tính cần đào tạo thêm 11.000 cán bộ chuyên trách về CNTT cho các xã, phường trên cả nước. Trong khi đó, theo dự báo của Bộ TT-TT, đến năm 2015, ước tính cần có thêm 20 triệu người sử dụng Internet trong giai đoạn 2011-2015 để đạt mục tiêu 50% dân số sử dụng Internet; đến 2020, con số là 22 triệu người sử dụng Internet trong giai đoạn 2016 - 2020 để đạt mục tiêu 70% dân số sử dụng Internet.Ngoài khái niệm Chính phủ điện tử, những khái niệm công dân điện tử, Việt Nam điện tử hoặc CNTT là hạ tầng của mọi hạ tầng cũng đã trở nên phổ biến trong cộng đồng. Tuy nhiên, theo ông Phúc: “Để biến CNTT trở thành động lực phát triển đất nước thì vai trò con người có yếu tố quyết định và nhân lực CNTT thời gian tới vẫn là mấu chốt để Việt Nam có thể đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT, góp phần phát triển kinh tế, xã hội nói riêng, khẳng định vị thế Việt Nam trong khu vực nói chung…”.