DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ ba - 10/12/2013 19:40
CBCC Sở TT&TT kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống máy chủ điều hành qua mạng. Ảnh : Thanh Nam
Với mục tiêu hướng tới chính phủ điện tử (CPĐT) thì vai trò của hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) tại các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã được quan tâm đầu tư. Việc triển khai xây dựng các mạng lưới hạ tầng CNTT mang tính chất quyết định đối với sự phát triển các ứng dụng, dịch vụ CNTT cho các cơ quan Nhà nước hiện nay và nó đòi hỏi một nguồn đầu tư lớn; đặc biệt là phát triển mạng lưới hạ tầng đồng bộ tới các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Với mục tiêu xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, đồng thời phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho các hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng an toàn, hiệu quả nhằm phục vụ cho sự phát triển, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia về con người, tài nguyên, môi trường, tài chính, kinh tế, công nghiệp, thương mại,... bảo đảm tính cấu trúc, hệ thống, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan Nhà nước. Từ những mục tiêu này thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và thực hiện thành công dự án "Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin các sở, ngành" với tổng số vốn đầu tư đến nay hơn 13 tỷ đồng. Qua hai năm (2011 - 2012) triển khai, thực hiện dự án các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thị xã, thành phố đã được đầu tư hạ tầng đồng bộ như: Hệ thống mạng LAN, hệ thống mạng không dây; 30 máy chủ; 298 máy tính để bàn; 60 máy tính xách tay; 150 máy in; 26 máy quét; 244 thiết bị Wireless; thiết bị bảo mật, thiết bị lưu trữ dữ liệu... Cho đến nay, 100% cơ quan Nhà nước đã được kết nối Internet tốc độ cao; toàn tỉnh có trên 80 máy chủ và hơn 2.000 máy trạm; 100% các cơ quan cấp tỉnh, huyện có hệ thống mạng LAN, cấp xã là 10%; tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước là: Cấp tỉnh đạt 100%, cấp huyện đạt 82%, cấp xã đạt 14%. Theo báo cáo mức độ sẵn sàng cho phát triển ứng dụng CNTT-TT Việt Nam -Vietnam ICT Index của Văn phòng BCĐQG về CNTT thì hạ tầng CNTT tỉnh Điện Biên năm 2012 xếp thứ 52/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. /uploads/news/2013_12/11178.jpg Học viên cấp xã, huyện Điện Biên tham gia khóa đào tạo CNTT do Sở TT&TT tổ chức hàng tháng 10/2013. Ảnh : K.T Trên cơ sở hiện trạng hạ tầng CNTT các cơ quan Nhà nước tỉnh Điện Biên được đầu tư đồng bộ, hiện đại đã tạo nền tảng vững chắc cho ứng dụng hiệu quả (CNTT) trong nội bộ cơ quan Nhà nước. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 có 95% cơ quan hành chính cấp tỉnh và 44.4% cơ quan hành chính cấp huyện đã được trang bị phần mềm có chức năng quản lý văn bản và điều hành qua mạng trong đó phần mềm Văn phòng điện tử eOffice (đã có 15 đơn vị và 03 đơn vị cấp huyện triển khai đi vào sử dụng); một cửa điện tử eGate (7 đơn vị đang sử dụng chiếm tỉ lệ 21%); trang thông tin điện tử chiếm 50%; hệ thống giao ban trực tuyến, và các phần mềm ứng dụng chuyên ngành khác. Việc sử dụng tốt hạ tầng và các ứng dụng trên đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan trong việc trao đổi các văn bản, tài liệu giữa các cơ quan Nhà nước dưới dạng điện tử giảm bớt giấy tờ, tiết kiệm thời gian, chi phí, đặc biệt với các lãnh đạo, các nhà quản lý công tác chỉ đạo, điều hành kiểm soát công việc nhanh và hiệu quả hơn, trình độ ứng dụng của cán bộ công chức, viên chức được nâng cao; tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức thường xuyên sử dụng thư điện tử ở cấp tỉnh, cấp huyện đạt trên 50%; cấp xã đạt 10%. Tỷ lệ cán bộ công chức qua đào tạo, bồi dưỡng CNTT và biết sử dụng máy tính trong công việc đạt 70%. Theo đó việc ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp từng bước được nhanh chóng và thuận tiện hơn với dịch vụ công trực tuyến: Mức độ 1 đạt 57%; mức độ 2 đạt 21%; mức độ 3 đạt 7%. Tại Hội thảo hợp tác với chủ đề “Xây dựng hạ tầng (CNTT - TT) đồng bộ từ Trung ương đến địa phương tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội” do Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội tin học Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tháng 8 vừa qua, ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ trưởng Vụ CNTT - Bộ TT&TT nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu đưa Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về CNTT là xây dựng hạ tầng thông tin trong định hướng xây dựng chính quyền điện tử; Hạ tầng thông tin và Ứng dụng Phần mềm nguồn mở; An ninh, an toàn thông tin. Qua đó khẳng định tầm quan trọng của hạ tầng CNTT trong chiến lược xây dựng nước mạnh về (CNTT-TT) của Việt Nam, vấn đề thành công hay thất bại đòi hỏi trước tiên là yếu tố con người. Hiện nay, tỉnh Điện Biên tỷ lệ cơ quan có cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về CNTT là 80%. Tuy nhiên, để đáp ứng việc duy trì, vận hành hạ tầng hiện có vẫn còn yếu và chưa khẳng định được vai trò, trách nhiệm của cán bộ chuyên trách về CNTT. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí để duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống hạ tầng CNTT chưa có mà đa số các cơ quan vẫn sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên do đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, bảo dưỡng, nâng cấp hạ tầng CNTT. Thiết nghĩ nếu các cấp, các ngành đồng thuận cùng vào cuộc gìn giữ, vận hành tốt hạ tầng đã được đầu tư; đồng thời hằng năm cơ quan có thẩm quyền quan tâm cấp nguồn kinh phí riêng để duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp hạ tầng CNTT sẵn có và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực CNTT để từng bước làm chủ công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng thông tin.