Sử dụng văn bản điện tử - Nhiệm vụ cấp thiết hiện nay

Thứ tư - 11/12/2013 21:01

Báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2012. Ảnh : Trọng Nghĩa

Báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2012. Ảnh : Trọng Nghĩa
Trong 3 năm trở lại đây, hạ tầng CNTT của tỉnh Điện Biên từng bước được nâng lên, tuy nhiên chỉ số ứng dụng và phát triển ứng dụng CNTT vẫn còn đang ở mức thấp so với các tỉnh khác. Tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức (CCVC) sử dụng thư điện tử tăng song triển khai các ứng dụng cơ bản khác lại có chiều hướng đi xuống do đó sếp hạng về ứng dụng CNTT của tỉnh đang ở mức khá thấp:
Theo số liệu thống kê xếp hạng chung về ứng dụng CNTT, thì tỉnh Điện Biên năm 2012 đứng thứ 59 so với 63 tỉnh thành trong cả nước (chỉ hơn 4 tỉnh Kiên Giang, Đắk Nông, Lai Châu và Ninh Thuận). Như vậy, nhìn tổng thể Điện Biên đang xếp ở tốp cuối cùng trong cả nước; nguyên nhân của thực trạng này bao gồm nhiều yếu tố như: Hạ tầng kỹ thuật; nguồn nhân lực; các ứng dụng; sản xuất kinh doanh; môi trường chính sách… Một trong những tiêu chí đó là đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao khả năng ứng dụng căn bản CNTT trong các cơ quan Nhà nước ở các cấp.Thực hiện Chỉ thị 15/CT-UBND, ngày 14/09/2012 về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên, năm 2012-2013 Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên đã tham mưu, tổ chức thực hiện nhiều chương trình đào tạo ứng dụng CNTT cho cán bộ (CCVC) đang làm việc trong các cơ quan Nhà nước, các khóa đào tạo chủ yếu là bồi dưỡng kỹ năng khai thác mạng máy tính; đẩy mạnh hệ thống thư điện tử và tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong thực hiện nhiệm vụ với hơn 430 học viên tham gia. Ngoài các nội dung đào tạo trên, Sở Thông tin và Truyền thông đã đào tạo chuyển giao phần mềm có chức năng quản lý, điều hành văn bản cho 6 đơn vị cấp sở, cấp huyện. Song song với việc đào tạo ứng dụng CNTT cho cán bộ CCVC thì việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên trách CNTT được ưu tiên quan tâm đặt lên hàng đầu để đội ngũ này có đầy đủ kiến thức, kỹ năng vận hành tốt hạ tầng CNTT, các ứng dụng cũng như kiến thức pháp lý về CNTT. Do đó, sở đã tổ chức các khóa đào tạo dành cho lãnh đạo và cán bộ phụ trách CNTT như: An toàn an ninh thông tin; quản trị hệ thống eOffice; lập và quản lý dự án CNTT; lập dự toán ứng dụng CNTT với hơn 130 lượt học viên tham gia. Qua các khóa đào tạo cán bộ CCVC được hướng dẫn kỹ năng cơ bản đến nâng cao của các phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft Powpoint, bộ gõ tiếng Việt Unikey, phần mềm duyệt web...; và cách khắc phục một số lỗi cơ bản của hệ điều hành Windows XP; tạo lập và sử dụng tốt hòm thư điện tử. Các cán bộ chuyên trách nắm rõ kiến thức về thương mại, Chính phủ điện tử; giúp đội ngũ này có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; các tiến bộ kỹ thuật, khoa học CNTT. Đồng thời, cung cấp, bổ sung phương pháp, kiến thức cơ bản về quản lý Nhà nước, kỹ năng công nghệ thông tin, kiến thức pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực CNTT; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ chuyên trách; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách đáp ứng yêu cầu mới. Tuy nhiên, để công tác đào tạo được tốt hơn nữa trong những năm tiếp theo, cũng cần sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các cơ quan hành chính Nhà nước với Sở Thông tin và Truyền thông. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền quan tâm, ưu tiên tạo điều kiện về kinh phí, chế độ chính sách để sở phối hợp thực hiện tốt, hiệu quả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT nhằm tăng cường hiệu quả quản lý điều hành của các cơ quan, đơn vị phục vụ mục tiêu cải cách hành chính, nâng cao vị thế về CNTT nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử của Tỉnh.

Tác giả: Trần Vũ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây