CNTT góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại

Thứ năm - 12/12/2013 20:48

Cán bộ một cửa Sở TT&TT ứng dụng CNTT tra cứu cơ sở dữ liệu Quốc gia tìm hiểu quy định TTHC. Ảnh : L.T

Cán bộ một cửa Sở TT&TT ứng dụng CNTT tra cứu cơ sở dữ liệu Quốc gia tìm hiểu quy định TTHC. Ảnh : L.T
Hiện đại hóa nền hành chính là một trong những mục tiêu của Nghị quyết 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ. Những năm qua, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Điện Biên đã triển khai tốt việc ứng dụng công nghệ thông (CNTT) trong công tác điều hành, chỉ đạo và cung ứng các dịch vụ hành chính công.
Đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính, nhằm hướng đến một nền hành chính hiện đại, việc ứng dụng CNTT trong công tác điều hành, chỉ đạo được Sở quan tâm, chú trọng và phần mềm Văn phòng điện tử eOffice đã được sử dụng trong công tác quản lý. Những ngày đầu triển khai, Sở TT&TT đã tổ chức đào tạo kỹ năng sử dụng phần mềm eOffice cho 100% cán bộ, công chức, viên chức (CBCC,VC); rà soát các trang thiết bị: Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy server, máy in, bảo đảm tất cả CBCC, VC đều có máy tính làm việc. Đồng thời, Sở đã giao cho phòng CNTT thường trực tham mưu công tác ứng dụng CNTT của ngành, phát huy sáng kiến và ứng dụng công nghệ mới. Từ năm 2011 đến nay 100% các văn bản đi, đến được quản lý, điều hành, xử lý tác nghiệp; phân văn bản, trao đổi trực tuyến của CBCC, VC trên phần mềm, hướng đến việc xây dựng văn phòng điện tử trên môi trường mạng và thường xuyên sử dụng hộp thư công vụ trong giải quyết công việc. /uploads/news/2013_12/235.jpg Cán bộ Phòng Báo chí – Xuất bản thẩm định TTHC xin phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.Ảnh : Kiều Trang Đồng thời, với việc ứng dụng CNTT đã nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân. Sở TT&TT cũng đã tập trung cải thiện hiệu quả quản lý, điều hành thông qua việc ứng dụng tốt trang website của Sở. Tại đây, tất cả các thủ tục hành chính đều được công khai, minh bạch, người dân và các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu giải quyết công việc chỉ cần đến một đầu mối liên hệ là bộ phận một cửa sẽ được giải quyết. Bên cạnh đó, ứng dụng CNTT cũng góp phần rút ngắn thời gian giải quyết công việc, đơn giản hoá thủ tục hành chính và giảm bớt chi phí, thời gian đi lại giữa các bộ phận cũng như giữa các cơ quan liên quan, giám sát hoạt động của công chức Sở trong quá trình thi hành công vụ, hạn chế các hành vi tiêu cực có thể phát sinh. Ngoài những kết quả Sở TT&TT đã đạt được, trong những năm qua với vai trò là cơ quan thường trực của tỉnh về CNTT, Sở đã và đang tích cực tham mưu ban hành các văn bản, tổ chức đào tạo và chuyển giao phần mềm Văn phòng điện tử - eOffice cho các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Đến 15/9/2013, đã có 15 cơ quan, đơn vị và 04 huyện được Sở đào tạo triển khai sử dụng phầm mềm này. Bên cạnh đó, thời gian qua hệ thống giao ban trực tuyến đã được đầu tư đồng bộ đưa vào hoạt động ổn định và phát huy hiệu quả, nhiều cuộc họp chỉ đạo, điều hành chuyên môn giữa các ban, ngành tỉnh và sở với các đơn vị cấp huyện, thành phố đã được triển khai thực hiện. Từ kết quả của việc ứng dụng CNTT để nâng cao năng lực điều hành và chất lượng cung ứng dịch vụ công tại Sở TT&TT, có thể khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước. Thời gian tới, Sở TT&TT sẽ tiếp tục xây dựng công sở điện tử nhằm phát huy vai trò của CNTT trong việc cải cách hành chính Nhà nước, giảm hội họp, giảm văn bản giấy tờ hành chính, tiết kiệm thời gian đi lại, xử lý văn bản, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều hành. Tin tưởng rằng từ những kết quả bước đầu của công tác hiện đại hóa nền hành chính, Sở TT&TT sẽ tiếp tục có những bước đi đúng hướng trong mục tiêu ứng dụng và phát triển CNTT, để nâng cao năng lực điều hành và chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện xây dựng một nền hành chính hiện đại trong tương lai./.

Tác giả: Đức Sóng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây