DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ sáu - 25/10/2013 02:50
DIC - Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất) có nâng cao được chất lượng văn bản, “trói” được tình trạng loạn thông tư, thông tư có giá trị pháp lý cao hơn luật và nghị định hay không?... là những vấn đề được thảo luận nhiều xung quanh dự thảo Luật này.
/uploads/news/2013_10/1_45.jpg Nhận xét về thực trạng văn bản QPPL hiện hành, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp - Gs, Ts Lê Hồng Hạnh cho rằng, ngay từ khâu thẩm định đề xuất dự án luật, pháp lệnh đã có vấn đề; không loại trừ hiện tượng lobby (vận động hành lang - PV) để văn bản được thông qua, bất chấp ý kiến phản hồi của dư luận. Không ít cơ quan soạn thảo “thở phào nhẹ nhõm” khi văn bản được thông qua, còn việc đánh giá nó thế nào, triển khai trên thực tế ra sao thì chưa được quan tâm.Hiện, pháp luật về ban hành văn bản QPPL đang phân tách thành hai cấp trung ương và địa phương tương ứng với hai luật khác nhau: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND. Việc tồn tại 2 luật cùng điều chỉnh một hoạt động đã bộc lộ những hạn chế, bất cập và mâu thuẫn làm ảnh hưởng đến tính khả thi, hiệu lực thực tế trong quá trình áp dụng. Trước hết, không bảo đảm tính thống nhất trong việc tạo dựng cơ sở pháp lý để xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất của Nhà nước, không làm rõ tính thứ bậc của hệ thống pháp luật. Điển hình nhất, hai luật này đang có những quy định mâu thuẫn về loại văn bản quy phạm và thẩm quyền ban hành, chưa thể hiện rõ tính đặc thù trong quy trình ban hành văn bản QPPL của QH, Chính phủ, các bộ, ngành ở trung ương và các cơ quan ở địa phương từ cấp tỉnh đến cấp xã.Điều đáng quan tâm là cùng với việc quy định nhiều cơ quan, cấp ban hành văn bản thì ngay cả chính cơ quan được quyền ban hành cũng rất lúng túng trong việc xây dựng các văn bản dưới luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao (soạn thảo, thẩm định, kiểm tra, tự kiểm tra, rà soát văn bản QPPL). Hệ quả cuối cùng là thông tư (văn bản hướng dẫn) có giá trị pháp lý cao hơn nghị định, luật và không ít nghị định, luật cần có quá nhiều thông tư hướng dẫn mới tổ chức triển khai được. Chính vì thế việc nợ đọng văn bản là câu chuyện thường thấy ở các cơ quan soạn thảo.Tính chuyên nghiệp trong xây dựng pháp luậtThứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, một trong những định hướng quan trọng của dự thảo Luật này là tiếp tục đơn giản hóa hệ thống pháp luật, nâng cao tính dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật. Để làm được điều này, nhiều vấn đề cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, như xem xét việc ban hành văn bản QPPL của TANDTC, VKSNDTC, nghiên cứu bỏ thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện và cấp xã, chỉ giữ lại thẩm quyền ban hành của cấp tỉnh; thực hiện chủ trương mỗi cơ quan thẩm quyền chỉ ban hành một hình thức văn bản QPPL.Tiếp cận dự thảo ở góc độ “tuổi thọ” của văn bản QPPL, nguyên Vụ trưởng vụ Pháp luật Hành chính, Bộ Tư pháp Vũ Quốc Việt cho rằng, mục tiêu bao trùm của dự thảo này là nâng cao chất lượng văn bản QPPL. Bởi, hiện nay văn bảnlâu nhất cũng chỉ 10 năm, đa phần 1 - 2 năm lại phải sửa đổi, bổ sung vì không phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, cần quy trình ban hành đổi mới để linh hoạt chứ không phải qua 7 hay 9 khâu như hiện nay, nhiều khâu nhưng lại chồng chéo về thẩm quyền. Ông Việt cũng đồng tình việc xem xét thẩm quyền trình văn bản QPPL của TANDTC, VKSNDTC vì đây là những cơ quan thực hiện quyền tư pháp, “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, nếu quy định rõ được vấn đề này sẽ “bảo vệ” chức năng đặc biệt của QH là ban hành pháp luật”.Bắt đầu từ khái niệm về văn bản QPPL, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ PGs - Ts Đinh Dũng Sỹ quan niệm, phải phân biệt được văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của TANDTC, VKSNDTC, Kiểm toán Nhà nước với những văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật. PGs, Ts Sỹ cũng cho rằng, không nên trao thẩm quyền ban hành văn bản QPPL cấp huyện, xã; đồng thời cần trả lời chính xác câu hỏi nghị quyết của QH, Chính phủ có phải là văn bản QPPL không? Bởi trên thực tế, nhiều nghị quyết của Chính phủ là quy phạm pháp luật vì nó chứa những quy tắc xử sự chung.Từ thực tiễn triển khai pháp luật cũng như quy trình xây dựng văn bản hiện hành, thiết nghĩ bên cạnh những vấn đề nêu trên, để nâng cao chất lượng văn bản cần đổi mới cách thức lấy ý kiến đặc biệt là các đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản QPPL, bảo đảm việc lấy ý kiến thực chất có chất lượng tránh hình thức. Ở khía cạnh này, PGs, Ts Vũ Thư, ĐH Luật Hà Nội gợi ý, phải có hồi âm từ phía chủ trì soạn thảo văn bản trong việc lấy ý kiến từ đối tượng chịu tác động của văn bản, nếu không sẽ không có tác dụng. Chúng ta cần phải quen với ý kiến trái chiều, để hướng tới những văn bản QPPL có chất lượng, gần với cuộc sống hơn.