Quy định mới về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra

Thứ hai - 17/04/2017 22:52

Quy định mới về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi  phát hiện qua công tác thanh tra

Ngày 26/12/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 327/2016/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước.
/uploads/news/2017_04/f.jpg (Đoàn kiểm tra liên nghành của Sở TT&TT thanh, kiểm tra tại chi nhánh FPTshop tại Điện Biên, Ảnh:Xuân Dũng) Thông tư bao gồm 7 Điều, quy định cụ thể: Các khoản được trích, mức trích; thủ tục trích, nộp; sử dụng kinh phí và lập dự toán, quyết toán kinh phí được trích… Thông tư được sửa đổi bổ sung một số điều đã được quy định tại Thông tư liên tịch số 90/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày 30/5/2012 của Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước về: Mức trích; thủ tục trích nộp; lập và giao dự toán. Đối với mức trích của thanh tra các sở, thanh tra các quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh số nộp vào NSNN được tăng lên một mức: ”Được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp và ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 2 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp và ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 2 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 3 tỷ đồng/năm”. Bổ sung thêm quy định đối với vác khoản thu hồi đã thực nộp vào NSNN không qua tài khoản tạm giữ của cơ quan thanh tra: “Trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý của cơ quan thanh tra kèm theo giấy nộp tiền vào NSNN và các hồ sơ chứng từ liên quan (nếu có) của các đơn vị được thanh tra cơ quan thanh tra tổng hợp các khoản đã thu hồi về NSNN vào kết quả thực hiện xử lý sau thanh tra. Các khoản tiền sai phạm do các cơ quan thanh tra phát hiện mà đơn vị được thanh tra nộp vào NSNN ngay trong quá trình thanh tra (khi chưa ban hành kết luận thanh tra) trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm nêu cụ thể các khoản đã nộp vào kết luận thanh tra; cơ quan tổng hợp các khoản thu hồi này vào kết quả thực hiện xử lý sau thanh tra và đối chiếu với cơ quan thuế”. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2017 và thay thế Thông tư liên tịch số 90/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày 30/5/2012 của Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước./.

Tác giả: Phạm Quyên

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây