Phát thanh luôn là người bạn gần gũi và thân thiết với bà con vùng sâu, vùng xa

Thứ tư - 18/12/2013 20:21

Sản xuất chuơng trình phát thanh tiếng Mông tại Đài PT-TH tỉnh Điện Biên.Ảnh:P.V

Sản xuất chuơng trình phát thanh tiếng Mông tại Đài PT-TH tỉnh Điện Biên.Ảnh:P.V
Ngày nay, với sự phát triển của nhiều loại hình báo chí hiện đại như internet, báo in báo viết, báo ảnh, báo hình thì báo nói (Đài phát thanh) vẫn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con vùng sâu, vùng xa và khu vực nông
Xã hội ngày nay đã có nhiều thay đổi: Đời sống được nâng lên về mọi mặt, song đối với đồng bào các dân tộc Điện Biên thì loại hình báo nói vẫn là món ăn tinh thần không thể thiếu với nhiều người dân. Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cấp các ngành, sóng phát thanh của Đài Phát thanh - Truyền hình Điện Biên đã không ngừng vươn xa đến từng thôn bản qua sự kết nối của các Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện thị và thành phố trong tỉnh và qua sự bùng nổ của công nghệ thông tin nhiều nhà dân đã mua được máy tính và kết nối internet. Chỉ cần một cú kích chuột vào http://google.com.vn/dienbien google.com.vn/dienbien tv là người dân có thể xem được đầy đủ các chương trình phát sóng của Đài Phát thanh Điện Biên từ chương trình phát thanh tiếng phổ thông đến các chương trình Phát thanh tiếng Thái, tiếng Mông và các chương trình khác. Các chương trình của Đài không chỉ làm cho đời sống văn hóa tinh thần của người dân được phong phú thêm mà còn giúp cho đồng bào các dân tộc xóa bỏ dần các tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới. Trò chuyện với chúng tôi, ông Lò Văn Pánh ở bản Na Vai, xã Sam Mứn tâm sự: Đã hằng chục năm nay, tôi gắn bó với Đài, nhờ Đài tôi mở mang được kiến thức phát triển kinh tế và nuôi dạy con cái. /uploads/news/2013_12/13134.jpg Chuẩn bị lên sóng phát thanh tiếng Mông tại Đài PT- TH tỉnh Điện Biên.Ảnh :P.V Từ nghe Đài và làm theo Đài, giờ đây ông Lò Văn Pánh còn trở thành một cộng tác viên tích cực của Đài trên lĩnh vực văn nghệ tiếng Thái. Ông sáng tác các bài hát tiếng Thái và hướng dẫn bà con trong bản, trong xã hát và phát trên sóng phát thanh của Đài. Nhà cách Đài gần 20 cây số, nhưng thi thoảng nhớ Đài ông lại lọc cọc đạp xe đạp đến thăm anh chị em tổ tiếng Thái của Đài. Phải nói rằng, đối với bà con vùng sâu, vùng xa, việc nghe Đài đã trở thành một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong mỗi gia đình. Như ở xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ có tới 80% người dân trong xã là dân di cư và thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Chính vì vậy, cách sống của người dân trong xã cũng rất đa dạng nhưng họ cùng có một điểm chung là thích nghe Đài Phát thanh hơn là xem truyền hình vì ở đây sóng truyền hình còn chưa được phủ khắp và việc đọc báo không phải nhà nào cũng có điều kiện. Trong khi đó, chỉ một chiếc đài nhỏ với đôi pin là lúc nào người dân cũng có thể nghe được những thông tin mới trong tỉnh, trong nước cũng như trên thế giới. Chính vì thế người dân ở đây luôn coi Đài là bạn. Thấy rõ tác dụng của Đài phát thanh đối với bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa, những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã chú trọng việc nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, tăng thời lượng phát sóng, từng bước đầu tư cơ sở vật chất để mở rộng diện phủ sóng để bà con các dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa đều có thể nghe các chương trình phát thanh của Đài. Giờ đây, đến với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc sinh sống, nơi đâu cũng rộn rã tiếng loa đài phát sóng các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh tỉnh và huyện. Để đạt được kết quả như vậy là một sự cố gắng rất lớn của đội ngũ những người làm công tác phát thanh từ phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên biên tập viên, kỹ thuật viên và những cán bộ quản lý. Tự hào và trách nhiệm những người làm phát thanh luôn trăn trở với nghề: "Nói như thế nào để cho dân nghe, dân hiểu". Hy vọng báo nói mãi là người bạn gần gũi và thân thiết với bà con vùng sâu, vùng xa biên giới"./.

Tác giả: Linh Phong

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây