Cần thực thi nghiêm Luật Sở hữu trí tuệ và bản quyền tác trong hoạt động xuất bản

Thứ hai - 07/10/2013 00:01

Ông Đỗ Khắc Chiến (áo trắng ngồi giữa) trong một buổi tọa đàm

Ông Đỗ Khắc Chiến (áo trắng ngồi giữa) trong một buổi tọa đàm
DIC - Vấn nạn in lậu và vi phạm bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản từ lâu đã ảnh tiêu cực đến hoạt động xuất bản và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Để hiểu hơn về vấn đề sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả và quyền sao chép - quản lý tập thể đối với hoạt động xuất bản, chúng tôi đã phỏng vấn chuyên gia sở hữu trí tuệ Đỗ Khắc Chiến, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xoay quanh công tác này.
*PV: Trong thời gian qua, in lậu, xâm phạm quyền tác giả đã trở thành vấn nạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành xuất bản cũng như quyền lợi của tác giả. Vậy quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? *Đỗ Khắc Chiến: Nạn in lậu cần được nhìn nhận theo hai góc độ. Đó là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về xuất bản và pháp luật về sở hữu trí tuệ, cụ thể hơn là về quyền tác giả.In lậu thực chất là làm hàng giả. Đối với ngành công nghiệp xuất bản nói chung, hành vi in lậu vi phạm kỷ cương, trật tự trong quản lý nhà nước, gây thiệt hại về kinh tế, xã hội. Đối với một nhà xuất bản cụ thể, nếu đối tượng của hành vi in lậu là ấn phẩm do nhà xuất bản đầu tư để xuất bản thì hành vi in lậu gây thiệt hại về kinh tế cho nhà xuất bản do không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ được ít hơn xuất bản phẩm, đồng thời có thể gây thiệt hại khác, ví dụ về uy tín.Đối với tác giả, hành vi in lậu là hành vi tước đoạt lợi ích kinh tế của tác giả (chủ sở hữu quyền tác giả) mà lẽ ra tác giả có thể thu được khi cho phép sử dụng tác phẩm, đồng thời có thể gây thiệt hại khác, ví dụ về uy tín.Nạn in lậu nói riêng, xâm phạm quyền tác giả nói chung còn gây thiệt hại cho nhà nước vì không thu được thuế, đồng thời thường đi kèm với việc sử dụng lợi nhuận bất chính cho hoạt động tội phạm khác.Việc phát hiện, đấu tranh chống nạn xâm phạm quyền tác giả phức tạp hơn và khó khăn hơn so với nạn in lậu. Xâm phạm quyền tác giả có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau, không chỉ khi in lại toàn bộ một xuất bản phẩm. Hành vi xâm phạm quyền tác giả có thể được thực hiện do cố ý hoặc vô tình, có thể liên quan đến quyền tài sản hoặc quyền nhân thân. *PV: Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ và quyền tác giả, theo ông việc bảo hộ quyền sao chép đối với tác phẩm đã xuất bản và hoạt động của tổ chức quản lý tập thể có ý nghĩa như thế nào?*Đỗ Khắc Chiến: Có thể nói quyền sao chép là cốt lõi của quyền tác giả, vì đó là cơ sở để chủ sở hữu quyền tác giả kiểm soát và khai thác tác phẩm dưới hình thức làm bản sao, phân phối bản sao.Đối với tác phẩm đã được đưa ra thị trường dưới dạng xuất bản phẩm thì quyền sao chép là cơ sở để tác giả và nhà xuất bản kiểm soát và khai thác tác phẩm dưới hình thức sao chụp hoặc kỹ thuật số.Cho đến nay, các tác giả và nhà xuất bản ở nước ta chưa thu được một xu nào từ hoạt động sao chụp, trong khi hoạt động sao chụp xuất bản phẩm diễn ra thường xuyên, tràn lan.Đáng chú ý hơn, việc sao chụp trái phép thường diễn ra trong các cộng đồng mà lẽ ra cần phải gương mẫu chấp hành pháp luật, bao gồm giới nghiên cứu, giảng dậy, sinh viên, học sinh, công chức, viên chức.Có thể nêu một số nguyên nhân như sau về nạn sao chụp trái phép:Thứ nhất, tình trạng chưa cụ thể, rõ ràng của quy định pháp luật đã khiến các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân sử dụng tác phẩm cũng như xã hội nói chung hiểu lầm rằng hành vi sao chụp xuất bản phẩm đã phát hành là hợp pháp hoặc có thể biện minh được bằng mục đích chính đáng của việc sử dụng.Thứ hai, bản thân các tác giả và nhà xuất bản chưa nhận thức rõ quyền của mình để có thái độ và cách ứng xử thích hợp.Thứ ba, các cơ quan nhà nước, hội nghề nghiệp chưa thiết lập được một cơ chế đảm bảo việc thực hiện quyền sao chép một cách hiệu quả, không gây phiền phức quá mức cho người sử dụng, không quá tốn kém.Việc thành lập Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam (VIETRRO) năm 2010 là dấu mốc khởi đầu quan trọng của sự thay đổi theo hướng đưa hoạt động sao chụp vào quy củ, đúng pháp luật và đảm bảo lợi ích của các tác giả, nhà xuất bản. Đối với các tác giả và nhà xuất bản Việt Nam, vai trò của VIETRRO là đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ tiềm năng khai thác tác phẩm của tác giả Việt Nam dưới hình thức sao chụp chủ yếu chỉ có ở thị trường trong nước.Nói ngắn gọn, tác giả và nhà xuất bản không thể khai thác được tác phẩm dưới hình thức sao chụp nếu họ hành động với tư cách cá thể hoặc nhóm nhỏ mà chỉ có thể làm được khi tập hợp trong một tổ chức quản trị tập thể.*PV: Vậy theo ông, ưu điểm của việc quản lý tập thể là gì?*Đỗ Khắc Chiến: Ưu điểm căn bản của phương thức quản trị tập thể là có thể nâng cao được hiệu quả chi phí của quá trình khai thác tác phẩm do kho tác phẩm lớn, do vị thế thuận lợi trong thương lượng hợp đồng với người sử dụng và hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, do khả năng áp dụng phương pháp và phương tiện quản trị hiện đại, v.v. Nếu hoạt động tốt, VIETRRO có thể hỗ trợ đắc lực cho người sử dụng, họ có thể sử dụng tác phẩm một cách hợp pháp, với những điều kiện hợp lý, chỉ thông qua một đầu mối.Tuy nhiên, đây là hoạt động hoàn toàn mới ở nước ta nên không thể nóng vội, rất cần được sự đóng góp của giới tác giả và nhà xuất bản cũng như sự hỗ trợ của nhà nước, tổ chức bạn bè ở trong và ngoài nước.Hoạt động đồng bộ của các tổ chức quản trị tập thể quyền tác giả cũng là một điều kiện quan trọng. Hiệu quả hoạt động của VIETRRO có thể được nâng cao đáng kể nếu liên kết với Hiệp hội Tác giả phi hư cấu Việt Nam (VANFA) khi được thành lập và ngược lại VANFA có thể khai thác tác phẩm của thành viên dưới hình thức sao chụp thông qua VIETRRO.Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động VIETRRO đang trở thành địa chỉ tin cậy để các tác giả tìm đến và ủy thác nhằm bảo vệ tác phẩm của mình trước vấn nạn in lậu và sao chép lậu. *PV: Vậy khi tham gia vào tổ chức quản lý tập thể, quyền lợi của tác giả được bảo đảm gì, thưa ông?*Đỗ Khắc Chiến: Về thực chất, các tác giả có lợi ích chung trong khai thác một loại quyền hoặc hình thức sử dụng tác phẩm nhất định cùng nhau thành lập và vận hành tổ chức quản trị tập thể của mình, không tham gia với vai trò thụ động hoặc bị áp đặt. Tất cả các quyền lợi và kèm theo đó là trách nhiệm của thành viên đều được quy định trong điều lệ của tổ chức, phù hợp với ý chí của các thành viên và quy định của pháp luật. Tác giả thành viên của tổ chức là chủ sở hữu quyền tác giả, chỉ ủy quyền cho tổ chức thay mặt mình thực hiện hoạt động nhất định, trong đó quan trọng nhất là khai thác quyền, trong phạm vi ủy quyền. Quyền lợi căn bản của thành viên là được hưởng lợi từ việc tổ chức đại diện khai thác tác phẩm của mình, tương ứng với mức độ sử dụng tác phẩm trên thực tế, sau khi trừ chi phí hoạt động và đóng góp cho các quỹ mà điều lệ quy định.Trách nhiệm căn bản của thành viên là tuân thủ quy định của điều lệ, đặc biệt là quy định về nội dung ủy quyền cho tổ chức, nhằm đảm bảo sự hoạt động theo các nguyên tắc, chuẩn mực, tập quán thống nhất và dài hạn.Tùy theo quy định trong điều lệ của mỗi tổ chức cụ thể, ngoài việc khai thác quyền tác giả, tổ chức có thể hỗ trợ thành viên trong thực thi quyền, có thể thực hiện hoạt động nghề nghiệp, xã hội.

Tác giả: Đài Sơn

Nguồn tin: mic.gov.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây