Bộ trưởng Bộ nội vụ Nguyễn Thái Bình Cán bộ, công chức không làm được việc:- 30% hay bao nhiêu? - Thẩm định trên cơ sở xem xét, nghiên cứu Bộ trưởng Bộ nội vụ Nguyễn Thái Bình

Chủ nhật - 24/11/2013 19:54
Theo Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong việc tuyển dụng, đào tạo bổ nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tính đến ngày 31.12.2012, cả nước có khoảng 1,7 triệu viên chức và 525.481 cán bộ, công chức. Trong đó về trình độ chuyên môn có hơn 64.000 cán bộ, công chức chưa qua đào tạo. Đây là điều rất đáng buồn. Bộ trưởng đánh giá việc triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức như thế nào?
ĐBQH Huỳnh Nghĩa (TP Đà Nẵng): 30% cán bộ, công chức không làm được việc – con số này thực hư ra sao?Theo Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong việc tuyển dụng, đào tạo bổ nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tính đến ngày 31.12.2012, cả nước có khoảng 1,7 triệu viên chức và 525.481 cán bộ, công chức. Trong đó về trình độ chuyên môn có hơn 64.000 cán bộ, công chức chưa qua đào tạo. Đây là điều rất đáng buồn. Bộ trưởng đánh giá việc triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức như thế nào? /uploads/news/2013_11/3_5.jpg Ảnh ( nguồn :Internet) BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ NGUYỄN THÁI BÌNH: Giải pháp thứ nhất, tiếp tục thực hiện chương trình... Thứ hai, tiếp tục đổi mới hoạt động... Thứ ba, tiếp tục điều chỉnh bổ sung... Thứ tư, hoàn thiện tổ chức bộ máy... Thứ năm, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ...Mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết đến nay có 30% cán bộ, công chức không làm được việc. Con số này thực hư ra sao? Với trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ trong thực hiện chính sách tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức trong cả nước, Bộ trưởng có thấy điều bất hợp lý này hay không? Tại sao để kéo dài như vậy? Trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu và Bộ trưởng làm gì để sớm giải quyết tình trạng này?Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình: Đó là những phản ánh, kiến nghị, đòi hỏi, mong muốn cần phải có đổi mới, cải cách công vụ, công chức nhiều hơnLuật Cán bộ, công chức có hiệu lực từ ngày 1.1.2010. Đây là đạo luật có phạm vi, đối tượng điều chỉnh rất rộng. Tính đến thời điểm này, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành 14 nghị định để hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức và Bộ Nội vụ cũng đã ban hành 11 Thông tư để hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức. Do phạm vi điều chỉnh của Luật rất rộng nên chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để tham mưu cho Chính phủ hoặc Bộ Nội vụ sẽ có những văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức.Về con số bao nhiêu phần trăm cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ và liên quan đến Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong cuộc họp tổng kết ngành nội vụ năm 2012 Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng, có dư luận cho rằng có mấy mươi phần trăm cán bộ công chức không hoàn thành nhiệm vụ là như thế nào? Thực ra, không phải đây là ý kiến của Phó thủ tướng, nên ngày hôm qua, trước khi đi nước ngoài, Phó thủ tướng cũng yêu cầu nếu ĐBQH có hỏi thì báo cáo lại với QH là, Phó thủ tướng nói là có dư luận cho rằng như vậy chứ không phải Phó thủ tướng đưa ra con số như vậy. Quan điểm của Bộ Nội vụ về vấn đề này như thế nào? Chúng tôi cho rằng đó là những phản ánh, những kiến nghị, những đòi hỏi, những mong muốn cần phải có đổi mới, cải cách công vụ công chức nhiều hơn. Muốn tìm được tiếng nói chung thì phải có các biện pháp mang tính chất tương đối toàn diện, đồng bộ để tổ chức thực hiện. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, trong này có những nội dung có liên quan đến tổ chức bộ máy, liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức. Năm 2012, Thủ tướng ban hành Quyết định 1557 phê duyệt Đề án về cải cách công vụ công chức từ nay đến năm 2015. Phần đánh giá về cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian qua đã được phân cấp cho các bộ, ngành, các địa phương. Nhưng đứng về quản lý nhà nước về ngành nội vụ thì cũng có trách nhiệm của Bộ Nội vụ, của Bộ trưởng Bộ Nội vụ để tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này. Chúng tôi thấy có một số giải pháp mà các bộ, ngành, các địa phương cần phải tập trung. Thứ nhất, hoàn thiện tổ chức tinh gọn bộ máy. Thứ hai, tập trung mô tả công việc, xác định vị trí việc làm trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị để trên cơ sở đó định ra số công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, phải bổ sung, hoàn thiện chuyển ngạch đối với công chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức. Để bảo đảm các đánh giá, cũng phải hoàn thiện, bổ sung tiêu chí để đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm và phương pháp đánh giá. Trên cơ sở đó thực hiện từ Trung ương đến địa phương dưới sự tham gia của cả hệ thống chính trị, tham gia của từng cán bộ đảng viên, công chức, viên chức trong từng cơ quan đơn vị, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu.ĐBQH Trương Thị Ánh (TP Hồ Chí Minh): Bộ trưởng sẽ có cơ chế chính sách nào tạo sự đột mới để góp phần xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả?Bộ trưởng sẽ có cơ chế chính sách nào tạo sự đột phá mới để góp phần xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả, xây dựng một nền hành chính lành mạnh, hết lòng phục vụ nhân dân? Theo Bộ trưởng, ngoài các giải pháp đã có, cần có biện pháp chế tài nào mạnh hơn nữa để hạn chế thấp nhất tình trạng cán bộ, công chức không làm tròn nhiệm vụ, nhũng nhiễu, tiêu cực? Nếu có, biện pháp đó cụ thể như thế nào?Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình: Khâu đột phá, tôi nghĩ cũng phải tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứcGiải pháp để kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước thì việc này rất lớn, rất rộng. Xin phép Chủ tịch QH, xin phép QH, tôi nói có đầu có đuôi một chút, chứ ngắn quá rất khó.Về thực trạng, tôi thống nhất với đại biểu Trương Thị Ánh, chắc có lẽ các ĐBQH chúng ta cũng thấy thực trạng như vậy. Chúng tôi xin phép không nói lại thực trạng.Về giải pháp thứ nhất, tiếp tục thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức từ nay đến năm 2015. Cải cách hành chính phải làm một cách toàn diện và đồng bộ, từ cải cách về thể chế, cải cách về thủ tục hành chính, cải cách về tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đến cải cách tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính.Thứ hai, tiếp tục đổi mới hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, quản lý thống nhất thông suốt, tinh gọn, hợp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả các cơ quan nhà nước, khắc phục tình trạng buông lỏng trên một số lĩnh vực. Chúng tôi nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chức năng của các bộ, ngành địa phương đã có điều chỉnh để tránh trùng lặp, tránh bỏ trống.Thứ ba, tiếp tục điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành bảo đảm nguyên tắc một việc chỉ giao cho 1 cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính, các cơ quan còn lại có sự phối hợp để tổ chức thực hiện cho đồng bộ, khắc phục những chồng chéo hoặc những bỏ trống về chức năng, nhiệm vụ, phạm vi đối tượng quản lý, làm rõ mối quan hệ phối hợp giữa các bộ, các cơ quan trung ương, bổ sung và hoàn thiện phân cấp giữa trung ương và địa phương.Thứ tư, hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng quy định khung, các cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND tỉnh, huyện cơ bản là giữ ổn định số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.Thứ năm, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của HĐND, UBND xã, phường, thị trấn phù hợp với Hiến pháp sửa đổi. Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập, gắn với tăng cường chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động sự nghiệp.Về khâu đột phá, chúng tôi nghĩ cũng phải tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện, thực thi công vụ theo quy định nhiệm vụ được phân công.ĐBQH Chu Sơn Hà (TP Hà Nội): Theo Bộ trưởng, nếu tỷ lệ cán bộ, công chức không làm được việc không phải 30% thì là bao nhiêu?Theo trả lời chất vấn của Bộ trưởng thì con số 30% cán bộ, công chức không làm được việc là do dư luận cử tri. Nếu con số này là chính xác thì sẽ có 700.000 cán bộ, công chức không làm được việc và ngân sách một năm cho số cán bộ, công chức này là khoảng 17.000 tỷ đồng. Nếu xác định rõ được con số này để xử lý thì một năm, chúng ta sẽ tiết kiệm được 17.000 tỷ đồng. Theo Bộ trưởng, nếu tỷ lệ cán bộ, công chức không làm được việc không phải là 30% thì là bao nhiêu? Giải pháp trong thời gian tới để khắc phục việc này? Căn cứ vào đâu để xác định vấn đề biên chế cán bộ, công chức hàng năm mà năm sau bao giờ cũng thấy cao hơn năm trước?Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình: Bây giờ nói con số là bao nhiêu thì không có cơ sở, đến thời điểm nhất định có thể tạo được tiếng nói chung về tỷ lệ nàyCâu hỏi về con số 30%, bây giờ nói con số là bao nhiêu thì không có cơ sở, nhưng giải pháp tương đối toàn diện, tổng hợp như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, đến thời điểm nhất định có thể tạo được tiếng nói chung về tỷ lệ này. Còn căn cứ xác định biên chế mang tính chất khoa học, thực tiễn, trên cơ sở xác định vị trí việc làm, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức trong các đơn vị hành chính và bố trí đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập là hợp lý. Trước hết, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan đơn vị để trên cơ sở đó dự kiến phân công đội ngũ công chức trong từng cơ quan đơn vị hành chính, đội ngũ viên chức để tính toán, bổ sung biên chế hàng năm theo đề nghị của các cơ quan đơn vị, tổ chức thẩm định của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, ban, ngành của các đơn vị trực thuộc, thẩm định của lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương có đề nghị, chúng tôi có thẩm định trên cơ sở đó có nghiên cứu, có xem xét để có đề nghị, có bố trí.

Tác giả: Nguyễn Vũ ghi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây