Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tổ chức Hội nghị giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Ảnh: Bùi Hà)
Theo đó, công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2025 trên địa bàn tỉnh tập trung vào 7 nội dung cơ bản sau: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách bộ máy hành chính Nhà nước; cải cách chê độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số; tuyên truyền về công tác CCHC. Trong đó chú trọng, nâng cao chất lượng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; công khai kịp thời các TTHC dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức tìm hiểu và thực hiện. Tổ chức triển khai có hiệu quả việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC.
Triển khai thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Kết luận số 09- KL/TW ngày 24/11/2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Xây dựng đội ngũ cán bộ, CCVC có số lượng, cơ cấu hợp lý, có trình độ, phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thực hiện có hiệu quả chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định; xây dựng và thực hiện công khai, minh bạch quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công.
Tiếp tục triển khai các nội dung xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở Kế hoạch CCHC Nhà nước năm 2025 của tỉnh, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch CCHC Nhà nước năm 2025 của cơ quan, đơn vị, địa phương với các mục tiêu bằng hoặc cao hơn mục tiêu của tỉnh; tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp giữ vững, nâng cao kết quả CCHC đã đạt được và giải quyết dứt điểm các vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC năm 2024.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương với kết quả công tác CCHC của từng lĩnh vực, nhiệm vụ; sử dụng kết quả công tác CCHC của cơ quan, đơn vị, địa phương là tiêu chí, tiêu chuẩn quan trọng trong việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức; bình xét thi đua, khen thưởng hằng năm đối với tập thể, cá nhân có liên quan; sử dụng kết quả CCHC trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó liên quan của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về CCHC trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương, trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương; lồng ghép tuyên truyền CCHC với các nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đa dạng hóa công tác thông tin, tuyên truyền, truyền thông về CCHC theo lĩnh vực, điều kiện của ngành, địa phương bằng nhiều hình thức như: tổ chức Hội thi, tọa đàm, sân khấu hóa.
Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo CCHC, Chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh về chất lượng và kết quả các lĩnh vực, nhiệm vụ CCHC liên quan đến cơ quan, đơn vị, địa phương mình.