DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ hai - 23/09/2013 22:32
Một số phần mềm nguồn mở đang được ứng dụng
DIC - Hiện nay, việc ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở (PMNM) là một trong những su thế ứng dụng phổ biến của ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt là trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước. Bởi PMNM có khá nhiều ưu thế nổi bật: Tiết kiệm giảm chi phí cho quản lý cũng như sản xuất kinh doanh, đồng thời chủ động trong việc sở hữu bản quyền phần mềm, quan trọng hơn là tăng cường bảo đảm các vấn đề an toàn an ninh thông tin. Không giống phần mềm nguồn đóng, PMNM cung cấp mã nguồn dựa vào đó các cơ quan, đơn vị, người sử dụng có thể cải tiến phát triển, nâng cấp để có những tính năng đáp ứng được các nhu cầu của đơn vị mình. Do đó, việc đẩy mạnh PMNM sẽ góp phần nâng cao tính chủ động và làm chủ công nghệ trong lĩnh vực CNTT và đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp CNTT.
Từ năm 2008 đến nay Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng PMNM trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay PMNM vẫn chưa được ứng dụng nhiều vì những lý do cơ bản như: Lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước thiếu quyết tâm và chưa nhận thức lợi ích sử dụng PMNM, chưa có những quy định, chế tài bắt buộc sử dụng PMNM trong hoạt động của cơ quan, đơn vị. Lý do thứ hai là hầu hết cán bộ, công chức nhà nước đều được đào tạo và sử dụng phần mềm hệ điều hành và văn phòng thương mại nguồn đóng, nên việc sử dụng PMNM gặp khó khăn do thói quen và sự khác biệt giữa 2 phần mềm nguồn đóng và nguồn mở. Mặt khác, nhân lực ứng dụng CNTT hiện tại trong cơ quan nhà nước thiếu và yếu, đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT trong các cơ quan nhà nước hầu như chưa đưa được tạo chuyên sâu về PMNM nên việc triển khai ứng dụng cũng như chuyển giao PMNM cho các cơ quan nhà nước gặp nhiều khó khăn. Khó khăn về tài chính cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ: Mặc dù PMNM là phần mềm miễn phí về mặt bản quyền nhưng để triển khai áp dụng vẫn đỏi hỏi các chi phí nhất định để thực hiện các công tác như đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật…Việc thiếu kinh phí cho ứng dụng và phát triển PMNM là một khó khăn chủ yếu khiến cho PMNM chưa được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan Nhà nước. Qua nghiên cứu khảo sát và đánh giá hiện trạng, xu hướng ứng dụng PMNM trong hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước tại các địa phương cho thấy bước đầu việc triển khai ứng dụng PMNM đã có những kết quả nhất định, một số địa phương đã chủ động nghiên cứu và ứng dụng PMNM trên máy chủ khi triển khai hệ thống CNTT như: Bắc Giang, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh. Hiện tại, tỉnh Biên Biên có 12 trang thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước xây dựng bằng ngôn ngữ mã nguồn mở. Năm 2010 Sở thông tin và Truyền thông mở 01 lớp đào tạo PMNM cho 35 cán bộ quản trị mạng tại các sở, ban, ngành của tỉnh, đồng thời, tuyên truyền sử dụng PMNM trên các trang website…Tuy nhiên, do phần mềm còn nhiều bất cập như chưa liên kết được các phần mềm đặc thù chuyên ngành. Mặt khác, không ít cán bộ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng PMNM nên PMNM chưa được sử dụng nhiều. Để thúc đẩy ứng dụng và phát triển PMNM trong cơ quan Nhà nước cần có quy định bắt buộc tất cả các máy tính trạm (hoặc máy tính chủ) phải cài đặt sẵn tất cả các phần mềm trong danh mục phần mềm nguồn mở đã được ban hành. Bên cạnh đó cần có quy định bắt buộc cán bộ, công chức sử dụng một số PMNM và có các cơ chế hỗ trợ, đầu tư cho việc ứng dụng PMNM tại các địa phương, để việc ứng dụng PMNM trong hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước thực sự triệt để và đạt hiệu quả cao./.