Bộ CHQS Điện Biên với công tác đối ngoại quân sự

Thứ sáu - 28/11/2014 19:10

Đại tá Mùa A Lồng Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Điện Biên tuyên truyền bà con nhân dân xã Mường Toong (huyện Mường nhé)về thực hiện dự án di dân ra biên giới. Ảnh: Đức Hạnh

Đại tá Mùa A Lồng Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Điện Biên tuyên truyền bà con nhân dân xã Mường Toong (huyện Mường nhé)về thực hiện dự án di dân ra biên giới. Ảnh: Đức Hạnh
DIC - Điện Biên là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược cả về phát triển kinh tế văn hóa xã hội và quốc phòng an ninh. Có đường biên tiếp giáp với 2 nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Trung Quốc dài hơn 400 km, hiện có trên 50 cột mốc biên giới, 1 cửa khẩu Quốc tế (cửa khẩu Tây Trang), 02 cửa khẩu Quốc gia (cửa khẩu Na Son-Huổi Puốc, Si Pa Phìn - Huổi Lả), 01 lối mở và nhiều đường tiểu ngạch sang Lào. Xuất phát từ tình hình an ninh biên giới và thực hiện chương trình phối hợp hoạt động giữa CHQS tỉnh Điện Biên, các tỉnh Bắc Lào, các huyện biên giới của nước bạn Lào nhằm trao đổi thông tin, mạn đàm về công tác đối ngoại phát triển kinh tế văn hóa xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, giao ban, tuần tra song phương bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Tỉnh hiện có 19 dân tộc sinh sống, phân bố dân cư không đều; có 03 huyện, 26 xã thuộc khu vực biên giới; phần lớn các xã biên giới đều thuộc diện đặc biệt khó khăn, kinh tế xã hội chậm phát triển, kết cấu hạ tầng thấp. Hệ thống chính trị cơ sở (cấp xã) ở khu vực biên giới từng bước được kiện toàn củng cố, nhưng năng lực lãnh đạo, điều hành, cụ thể hóa các Nghị quyết, Chỉ thị, chương trình, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền cơ sở vào thực tế địa phương còn nhiều hạn chế. Trong khi đó đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới có quan hệ thân tộc, dòng họ thường xuyên qua lại thăm thân, trao đổi hàng hóa. Tình hình an ninh chính trị còn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định. Hoạt động của phỉ, phản động lưu vong âm mưu tập hợp lực lượng chống phá Lào; các hoạt động tuyên truyền kích động ly khai; mua sắm vũ khí, chất nổ, ma túy… ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, khu vực biên giới tỉnh; Chủ nghĩa Đế quốc và các thế lực thù địch lợi dụng triệt để các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, biên giới lãnh thổ và những sơ hở, thiếu sót của ta trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới để tạo ra các “điểm nóng” tuyên truyền, kích động người dân tộc Mông di cư ra nước ngoài, mua sắm vũ khí; huấn luyện quân sự để thực hiện âm mưu tập hợp lực lượng thành lập “Vương quốc Mông”; Đặc biệt hoạt động của của các loại tội phạm ma túy có chiều hướng gia tăng. Quán triệt và thực hiện đúng quan điểm, đường lối chính sách đối ngoại của Đảng; công tác đối ngoại giữa tỉnh Điện Biên và các tỉnh Biên giới nước bạn Lào được tăng cường. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Điện Biên đã ban hành văn bản chỉ đạo số 176 ngày 25/11/2005 về chế độ giao ban trên biên giới hướng Tây để lãnh đạo, chỉ đạo công tác đối ngoại quân sự, đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh với nước bạn Lào. Trong những năm qua Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo cho các Ban CHQS, lực lượng vũ trang, cấp ủy, chính quyền các huyện, xã biên giới thường xuyên xây dựng củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tổ chức việc học tập, tuyên truyền, triển khai quán triệt và duy trì thực hiện nghiêm túc các chương trình, kế hoạch xây dựng cơ sở chính trị, phát triển KT-VH-XH, củng cố QP-AN, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc và phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên cột mốc”. Đồng thời, gắn những nhiệm vụ trên với hoạt động tuyên truyền phổ biến cho các tầng lớp nhân dân tham gia học tập các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đối ngoại, đối ngoại quân sự, ngoại giao nhân dân, hiệp định về khu vực biên giới vv... Nhờ đó đã góp phần nâng cao nhận thức, tạo được niềm tin trong đồng bào các dân tộc trên tuyến biên giới; ý thức biên giới quốc gia, tinh thần cảnh giác cách mạng của quần chúng nhân dân được nâng cao, việc chấp hành các quy định đi lại, ra vào khu vực biên giới được thực hiện tốt hơn; mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa nhân dân các dân tộc và các đơn vị lực lượng vũ trang, các ban, ngành, đoàn thể ngày càng được củng cố; trách nhiệm của các cấp, các ngành trong phối hợp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về biên giới quốc gia được nâng cao. Từ đó đời sống nhân dân, các đơn vị LLVT đứng chân trên địa bàn, khu vực biên giới từng bước được được cải thiện, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường, mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào được củng cố, xây dựng, vun đắp tuyến biên giới Việt Nam - Lào thành tuyến biên giới hữu nghị đặc biệt. Các lực lượng bảo vệ an ninh biên giới và nhân dân hai nước tạo mọi điều kiện thuận lợi phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới và đấu tranh phòng chống các loại tội phạm... Các chế độ thông tin trong các cuộc giao ban, hội đàm theo văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Điện Biên được duy trì, thực hiện nghiêm túc từ giao ban nội chính; giao ban các lực lượng bảo vệ biên giới; giao ban 3 lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng; hội đàm giữa Bộ CHQS tỉnh với 6 tỉnh Bắc Lào, giao ban các cụm Đồn biên phòng huyện Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ với Ban CHQS, Công an các huyện nước bạn Lào; giao ban giữa các xã biên giới với các khu tiếp giáp, đặc biệt là chế độ giao ban của lãnh đạo huyện Điện Biên với lãnh đạo hai huyện Mường Mày và Phôn Thoong; Bộ CHQS tỉnh Điện Biên, Bộ CHQS tỉnh Luông Pha Băng, U Đom Xay... được duy trì luân phiên thường xuyên hàng năm, để trao đổi thông tin, tình hình nhiệm vụ, thống nhất chủ trương, biện pháp xử lý, giải quyết các vụ việc mới phát sinh, không để bị động, bất ngờ, giữ vững an ninh chính trị và chủ quyền biên giới, xây dựng tuyến biên giới hoà bình, hữu nghị và phát triển. /uploads/news/2014_12/dai-bieu.jpg Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên tiếp xúc cử tri và trao đổi công tác đối ngoại quân sự của Đảng đối với cử tri xã Mường Nhà, huyện Điện Biên. Ảnh: Đức Hạnh Trao đổi với chúng về việc thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, trong thời gian tới đồng chí Lưu Trọng Lư - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh nhấn mạnh cần thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu như: - Quá trình tổ chức thông tin, trao đổi nhiệm vụ, triển khai thực hiện đối ngoại quân sự phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, chỉ huy các cấp, mà trực tiếp là Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên. - Luôn bám sát quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng, nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân, của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. - Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị phải gắn với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận Biên phòng toàn dân, thế trận An ninh nhân dân với việc tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các xã biên giới. - Đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện nề nếp, chế độ giao ban, hội đàm để nắm, báo cáo, thông báo tình hình theo đúng tinh thần văn bản số 176/CV-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Điện Biên về chế độ giao ban trên biên giới hướng Tây. Và phải thường xuyên làm tốt công tác phối hợp kiểm tra, sơ tổng kết rút kinh nghiệm hàng năm để kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân thức hiện tốt nội quy, quy chế biên giới và việc trao đổi thông tin song phương mang lại hiệu quả lợi trong phát triển kinh tế văn hóa xã hội bản đảm quốc phòng an ninh./.

Tác giả: Đức Hạnh (Bộ CHQS tỉnh)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây