Tăng cường công tác pháp chế ngành Thông tin và Truyền thông

Chủ nhật - 15/06/2014 20:28

Cán bộ Thanh tra Sở TT&TT trao đổi một số văn bản Luật, văn bản dưới luật cho cán bộ, nhân viên chi nhánh viễn thông Viettel.Ảnh : Minh Đức

Cán bộ Thanh tra Sở TT&TT trao đổi một số văn bản Luật, văn bản dưới luật cho cán bộ, nhân viên chi nhánh viễn thông Viettel.Ảnh : Minh Đức
Hiến pháp năm 2013 khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Xây dựng Nhà nước pháp quyền đòi hỏi không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và thực hiện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều phải được quản lý bằng pháp luật. Vì vậy, việc củng cố và tăng cường công tác pháp chế là vấn đề cần thiết, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhất là trong bối cảnh thực hiện chủ trương đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Kể từ năm 2002 đến nay, hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của ngành bưu chính, viễn thông trước đây và thông tin, truyền thông hiện nay không ngừng được xây dựng, hoàn thiện. Từ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông 2002, Luật Xuất bản 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), Luật Công nghệ thông tin 2006 đến Luật Viễn thông 2009, Luật Tần số vô tuyến điện 2009, Luật Bưu chính 2010 và Luật Xuất bản 2012 là một bước tiến to lớn về phương diện lập pháp đối với lĩnh vực thông tin và truyền thông. Thực tiễn cho thấy, thời gian qua, vai trò của công tác pháp chế trong tổ chức và hoạt động của ngành thông tin và truyền thông không ngừng được tăng cường nhằm bảo đảm cho pháp luật thông tin, truyền thông đi vào đời sống kinh tế - xã hội và được tuân thủ nghiêm chỉnh, góp phần quan trọng cho việc quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông.Triển khai thực hiện công tác pháp chế bao gồm công tác xây dựng pháp luật, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật, bồi thường của Nhà nước, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng, thi đua khen thưởng trong công tác pháp chế, hợp tác với nước ngoài về pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ khác do thủ trưởng cơ quan giao hoặc theo quy định của pháp luật.Tuy nhiên, công tác pháp chế trong tổ chức và hoạt động của ngành thông tin và truyền thông còn nhiều tồn tại, không ít những yếu kém, khiếm khuyết, nguyên nhân là do thiếu cán bộ làm công tác pháp chế có trình độ đại học đúng chuyên ngành hoặc hiểu sâu về pháp luật.Để làm tốt công tác pháp chế ở cơ sở cần có những giải pháp: Củng cố và kiện toàn tổ chức pháp chế về biên chế, chức năng, nhiệm vụ tại các Sở Thông tin và Truyền thông cho phù hợp với quy định của Nghị định 55/2011/NĐ-CP; Tăng cường nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhanh công việc, bắt nhịp yêu cầu đổi mới; nâng cao vị trí, vai trò của công tác pháp chế; Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động của công tác pháp chế nhất là các chế độ ưu đãi cho cán bộ, công chức làm công tác pháp chế.

Tác giả: Trần Văn Thoa

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây