Hoạt động của các đài TT-TH sau một năm chuyển giao đưa về huyện quản lý
Kỳ Năng
2013-03-21T21:01:08-04:00
2013-03-21T21:01:08-04:00
http://dic.gov.vn/vi/news/tin-tuc-tong-hop/Hoat-dong-cua-cac-dai-TT-TH-sau-mot-nam-chuyen-giao-dua-ve-huyen-quan-ly-1308.html
/themes/default/images/no_image.gif
DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên
http://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ tư - 27/02/2013 03:07
DIC - Thực hiện Thông tư Liên tịch số 17 ngày 27/7/2010 của Bộ Nội vụ - Bộ Thông tin và Truyền thông, từ tháng 8/2011 tất cả các Đài truyền thanh - truyền hình (TT-TH) các huyện,thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) của tỉnh Điện Biên đã được chuyển giao công tác quản lý từ Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh về trực thuộc UBND huyện quản lý. Có thể nói đây là mốc thời gian có tích chất lịch sử quan trọng đối với các Đài TT-TH trong toàn tỉnh. Về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Đài TT-TH mặc dù không có gì khác trước, nhưng đã được qui định cụ thể và rõ ràng hơn. Với chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ và chính quyền địa phương, các Đài TT-TH có thể chủ động hơn trong công tác thông tin tuyên truyền, đảm bảo sao cho hiệu quả nhất và phù hợp với đặc thù và điều kiện riêng của từng địa phương. Từ đây mỗi đài huyện sẽ có những bước phát triển riêng trong quá trình hoạt động của mình. Có lẽ đây là một thuận lợi lớn nhất khi thực hiện Thông tư 17.
Sau hơn 1 năm chuyển giao về huyện, về chuyên môn các Đài vẫn tiếp tục chủ động sản xuất các chương trình truyền thanh và bản tin truyền hình hằng tuần. Do địa bàn của đa số các huyện đều rộng, nhiều vùng đồi núi phức tạp, sóng truyền hình không thể vươn tới được, nên để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các đài đều chú ý đến việc phát triển hệ thống truyền thanh FM không dây, nhiều đài đã chú ý phối hợp với các đơn vị để lắp đặt thêm các cụm loa truyền thanh, mở rộng hệ thống truyền thanh tại cơ sở. Ngoài trạm phát sóng chính ở trung tâm huyện, hầu hết các Đài huyện đều có các trạm phát lại TT-TH đặt tại xã. Đa phần các trạm này cơ sở vật chất và các trang thiết bị đều đã quá cũ, nhà cửa, vật kiến trúc đã xuống cấp, hư hỏng. Khi về huyện nhiều trạm đã được quan tâm nâng cấp sửa chữa để đáp ứng tốt hơn công tác thông tin tuyên truyền. Do đặc thù, điều kiện của mỗi huyện có nững nét riêng, tỷ lệ, thành phần dân tộc khác nhau nên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng có những cách thức khác nhau. Chính vì vậy, sự chỉ đạo của UBND các huyện đối với hoạt động của Đài sẽ phù hợp với điều kiện của huyện, công tác phối kết hợp giữa các cơ quan, phòng, ban với Đài có những nét linh hoạt; vai trò tham mưu của Đài TT-TH với UBND huyện đối với nhiệm vụ tuyên truyền cũng cụ thể, sát với thực tế và có tính khả thi hơn hơn, do đó công tác tuyên truyền của mỗi huyện có nhiều thuận tiện. Hằng năm, các Đài có thể căn cứ nhiệm vụ được giao để xây dựng kế hoạch cho hoạt động của mình. Việc phân bổ kinh phí sẽ hợp lý và sát thực với từng công việc cụ thể, từ đó các Đài có thể chủ động trong công tác tuyên truyền, có cơ sở để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ chuyên môn. Bên cạnh sự chỉ đạo chung của UBND huyện, về mặt quản lý Nhà nước, Đài TT-TH các huyện còn có sự chỉ đạo của Sở TT&TT. Đây là một thuận lợi mới và là điều cần thiết cho sự phát triển chung của sự nghiệp truyền thanh truyền hình giai đoạn mới. Những hướng dẫn, chỉ đạo trong công tác quản lý, những định hướng cụ thể trong công tác tuyên truyền và những qui định trong từng bước phát triển công nghệ, thiết bị đã giúp các Đài có hướng đi đúng, phù hợp, nhằm thực hiện hiệu quả mọi nhiệm vụ của mình. Đặc biệt, theo xu thế phát triển của công nghệ kỹ thuật Sở TT&TT đã có những hướng dẫn cụ thể cho các Đài trong việc đầu tư thiết bị, không đầu tư, mua săm các máy phát hình tương tự (Analog) chuẩn bị cho việc phát công nghệ số, đảm bảo theo yêu cầu của Đề án Số hóa truyền hình đến năm 2020. /uploads/news/21.jpg Trạm phát lại truyền hình xã Chà cang, huyện Mường nhé; Ảnh: PV Trạm phát lại truyền hình xã Chà cang, huyện Mường nhé; Ảnh: PV Một thuận tiện nữa đối với các Đài TT-TH đó là dưới sự chỉ đạo của UBND các huyện, các Đài đã có sự điều chỉnh phù hợp về biên chế. Hầu hết đều được UBND huyện bố trì thêm kế toán chuyên trách, thay cho kế toán kiêm nghiệm. Do đó công tác quản lý, sử dụng nguồn ngân sách được cấp có phần thuận tiện và chủ động, cùng với đó vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo đài cũng lớn hơn cho quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Một số Đài đã chủ động tuyển thêm cán bộ để đảm bảo cho hoạt động. Bên cạnh những thuận lợi và những cố gắng của các Đài huyện, công tác tuyên truyền ở địa phương vẫn còn nhiều hạn chế. Đa phần các huyện là vùng sâu, diện tích rộng, dân số phân bổ không đồng đều, có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống và tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Trong khi đó do diện phủ sóng của các Đài TT-TH còn quá hẹp so với diện tích cả huyện, nên công tác tuyên truyền của mỗi địa phương gặp không ít khó khăn. Còn rất nhiều bản, nhiều xã chưa được tiếp cận với các thông tin của huyện, tỉnh qua hệ thống TT-TH của huyện. Và có cả những trường hợp có điều kiện tiếp cận được với thông tin nhưng không hiểu vì không biết tiếng phổ thông. Tại huyện Mường Nhé, một huyện khó khăn nhất tỉnh có 16 xã, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 77,8%, diện tích gần 25.000 ha, nhưng toàn huyện mới chỉ có 2 trạm truyền thanh-truyền hình, phạm vi phủ sóng rất nhỏ so với diện tích cả huyện. Mặt khác, việc tuyên truyền chủ yếu bằng tiếng phổ thông. Mặc dù là vùng có tỷ lệ dân tộc Mông chiếm 72% dân số nhưng lại chưa có chương trình tuyên truyền bằng tiếng Mông, do đó hiệu quả của công tác tuyên truyền còn hạn chế. Một khó khăn nữa đối với các Đài TT-TH đó là công tác bảo vệ còn chưa được coi trọng. Mặc dù được đánh giá là một trong 3 công trình quan trọng của huyện nhưng hiện nay chưa có Đài nào được bố trí bảo vệ cơ quan, cán bộ kỹ thuật trực máy ca đêm chỉ với một chiếc đèn pin để kiêm luôn nhiệm vụ bảo vệ phòng máy. Để công tác tuyên truyền của Đài TT-TH các huyện hoạt động đạt hiệu quả tốt hơn, ngoài việc vận dụng tốt điều kiện thực tế của từng địa phương cần có cách thức tuyên truyền phù hợp. Những người chỉ đạo và thực hiện công tác tuyên truyền cần phải được khảo sát tỷ mỉ, chi tiết tình hình hiện nay đối với các Đài TT-TH, để từ đó kịp thời có những điều chỉnh phù hợp. Trước mắt các Đài cần bố trí một bộ phận xây dựng các chương trình tuyên truyền bằng thứ tiếng chiếm đa số của địa phương. Hằng ngày ngoài việc được nghe các chương trình bằng tiếng phổ thông, mỗi buổi sáng bà con được biết thêm thông tin bằng chính thứ tiếng của mình. Có như vậy các chương trình địa phương sẽ trở nên gần gũi, thân thiết với bà con. Muốn vậy các Đài cần phải được tỉnh có chủ trương bố trí thêm biên chế để thực hiện các chương trình tiếng dân tộc. Bên cạnh đó công tác bảo vệ của các Đài cũng cần được chú ý, đặc biệt là với Đài TT- TH thuộc các huyện biên giới. Mặt khác cần thiết phải có một Qui chế trong công tác phối hợp tuyên truyền giữa Đài TT-TH huyện với các xã. Để từ đó các trạm TT-TH trực thuộc Đài huyện ngoài việc phát chuyển tiếp các chương trình theo qui định còn có trách nhiệm phát sóng các chương trình tuyên truyền của xã trên hệ thống loa truyền thanh FM . Cán bộ văn hóa xã, có thể xây dựng nội dung tuyên truyền kết hợp với cán bộ kỹ thuật của đài huyện trực trạm để thực hiện. Ngoài ra, UBND xã nên chủ động trong việc quản lý và duy trì hoạt động các cụm thu truyền thanh FM. Điều này không phải mới nhưng hiện nay chưa trạm, xã nào thực hiện được, việc tuyên truyền tại các trạm TT-TH xã hoàn toàn dựa theo Đài huyện. Mong rằng Đề án Đưa thông tin về cơ sở, Đề án Số hóa truyền hình... được đẩy nhanh tiến độ thực hiện để một thời gian không xa hầu hết các bản, các xã của tỉnh Điện Biên được nghe, được xem các chương trình của địa phương ngay tại ngôi nhà của mình. Để mỗi buổi sáng thức dậy tiếng loa truyền thanh sẽ vang vọng khắp các bản làng như chào đón một ngày mới./.