DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ năm - 07/03/2013 03:24
Ảnh minh họa.
DIC - Đó là một trong 7 giải pháp quan trọng nhằm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên về “Chương trình bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên, gắn với phát triển kinh - tế xã hội đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” ban hành ngày 20/12/2012.
Điện Biên là một tỉnh miền núi, biên giới, dân số trên 52 vạn người, có 19 dân tộc cùng chung sống. Thực tế hiện nay, một số giá trị văn hóa truyền thống dân tộc chưa được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ; bản sắc văn hóa truyền thống, tiêu biểu của một số dân tộc chưa được duy trì, phát huy và thậm chí đang đứng trước nguy cơ mai một; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa và hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở còn thiếu, chưa đồng bộ… Mục tiêu của Nghị quyết là bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc phù hợp với điều kiện thực tế từng địa bàn, dân tộc; phát huy vai trò các chủ thể văn hóa; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội; giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống đoàn kết các dân tộc; tuyên truyền, giáo dục phát huy sức mạnh của toàn xã hội tham gia các hoạt động bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc… Cụ thể, đến năm 2015 có trên 50% số các dân tộc được kiểm kê, đánh giá lập hồ sơ; ít nhất 15% số xã, phường thị trấn và 20% số thôn bản có nhà văn hóa và tự chủ chương trình hoạt động; 40% trở lên cán bộ văn hóa xã hội cấp xã là người dân tộc thiểu số; mỗi huyện, thị xã thành phố được hỗ trợ phát triển ít nhất một nghề truyền thống; hỗ trợ, bảo tồn và phát triển một số loại hình dân ca, dân vũ, nhạc cụ, trang phục truyền thống, lễ hội và trò chơi dân gian, ẩm thực dân tộc… Trong đó, chú trọng bảo tồn các dân tộc rất ít người, như: Si la, Cống ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp về di sản văn hóa…