DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ ba - 19/02/2013 02:56
Đ/c Nguyễn Thanh Tùng - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo một số ban, ngành thăm và làm việc tại Đài PT-TH tỉnh. Ảnh: Phương Hoa
DIC - Báo chí là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ công tác tư tưởng, văn hóa của Ðảng; là ngọn cờ, là công cụ sắc bén, hiệu quả để xây dựng, bồi đắp nền tảng tư tưởng chính trị của Ðảng; tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, nghị quyết của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; động viên, cổ vũ nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước; bộ, ngành và các địa phương.
Vài năm trở lại đây, hạ tầng kỹ thuật phát và truyền tín hiệu thông tin (mặt đất, cáp, vệ tinh) phát triển mạnh, cho phép truyền tải nhiều kênh, nhiều chương trình phát thanh, truyền hình. Đặc biệt, sau khi có sự ra đời và phát triển vượt bậc của báo điện tử nối mạng intetnet, cùng khả năng tích hợp nhiều loại hình báo chí trên một thiết bị truyền thông hiện đại trên mạng internet của báo chí thế giới, trong nước nói chung, báo chí tỉnh ta như Báo Điện Biên Phủ, các cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, các cơ quan, sở, ngành trực thuộc UBND tỉnh và Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Điện Biên nói riêng,... đã tạo ra khả năng to lớn cho việc truyền tải, thu nhận thông tin của các cơ quan báo chí và công chúng trong và ngoài nước với thông tin của tỉnh và của các cơ quan báo chí. Như vậy có thể thấy, nhìn từ tổng thể phải nói rằng, báo chí nước ta nói chung, báo chí Điện Biên nói riêng (đã bao gồm cả các cổng thông tin điện tử) đã có bước phát triển, nhưng cũng phải đối mặt với những thánh thức mới. Đó là, lãnh đạo các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng chính trị tư tưởng và cơ quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền quản lý báo chí cũng phải đối mặt với sự tăng trưởng của các loại hình; sự tăng trưởng về số lượng cơ quan báo chí; sự tăng trưởng của số đầu báo, tạp chí, đài truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm, chương trình; tăng chất lượng nội dung, hình thức, công nghệ in ấn, truyền tải thông tin; tăng số lượng, phạm vi phát hành, phạm vi phủ sóng; tăng số lượng nhà báo và xu hướng phát triển theo yêu cầu hiện đại của đội ngũ những người làm việc trong các cơ quan báo chí; tăng số lượng công chúng báo chí trong các tầng lớp xã hội, nhất là ở nước ngoài; yêu cầu về sự tăng nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và kỹ thuật… Nhìn nhận từ cách nào đi nữa cũng phải thấy, đó là sự trưởng thành và sức vươn lên trong việc thực hiện sự định hướng chính trị tư tưởng của Đảng, quản lý của Nhà nước và chính trong yêu cầu đổi mới để thích ứng với nhận thức xã hội và quá trình đổi mới của chính các cơ quan báo chí, hướng tới giá trị đích thực và yêu cầu của đời sống xã hội công bằng, dân chủ văn minh, trong đó đích tới là vì vận mệnh đất nước, vì hạnh phúc nhân dân. Trong đó cái không thể quên của mỗi người lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí đó là là: Tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Ðảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước; phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; phát hiện, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, thành quả của công cuộc đổi mới; tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, chống thông tin, quan điểm sai trái, âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; góp phần quan trọng vào quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới; mở rộng giao lưu, hội nhập. Cơ quan báo chí đã xây dựng và kiên trì thực hiện những quy định mang tính nguyên tắc nhằm giữ vững tôn chỉ, mục đích; bảo đảm thông tin tích cực, lành mạnh luôn chiếm tỷ lệ lớn; khuyến khích việc phát hiện và cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến; phát động và tổ chức nhiều phong trào hành động cách mạng, hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện có ý nghĩa, mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm và thành tựu phải nghiêm túc nhận thấy, thời gian qua, một số báo, ấn phẩn báo chí của các ngành, đoàn thể đã vượt ra khỏi phạm vi tôn chỉ, mục đích để trở thành (hoặc muốn trở thành) một tờ báo chính trị - xã hội, đề cập quá nhiều các vấn đề của các ngành, đoàn thể, địa phương khác. Để khắc phục tình trạng trên, yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng và người đứng đầu cơ quan báo chí, hoặc cơ quan có tính chất báo chí cần nắm vững nguyên tắc, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí. Trong đó, Đảng ta luôn khẳng định: Báo chí phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Với những người làm báo, luôn lấy lời dạy của Bác Hồ: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ” làm kim chỉ nam cho hoạt động. Cuộc đấu tranh về chính trị, tư tưởng trên trận tuyến báo chí, dù thời chiến hay thời bình, dù trước kia hay hiện nay đều quyết liệt và phức tạp, nhưng ngày nay về tính chất, hình thái, cường độ thì cam go, phức tạp và quyết liệt bội phần. Thì trước mắt người lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và người làm báo cần thực hiện: Về đổi mới nội dung lãnh đạo: Cần tích cực, chủ động, sắc bén, kịp thời trong việc dự báo, định hướng chính trị, tư tưởng, nhất là trước những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm trong đời sống xã hội của địa phương, ngành, lĩnh vực; vừa tuyên truyền sâu rộng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương đến với người dân, vừa quan tâm phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đối với Đảng , Nhà nước, địa phương. Về phương châm: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí cần kịp thời, nhưng phải đảm bảo tính khoa học, tính thuyết phục, có lý có tình, tránh áp đặt, mệnh lệnh, phải đạt tới sự tuân thủ một cách tự giác, triệt để của các cơ quan báo chí và những người làm báo. Về phương thức: Bên cạnh nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định quan trọng mà Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của tỉnh đã ban hành, cấp ủy, tổ chức Đảng của cơ quan báo chí và có ấn phẩn báo chí cần tiếp tục xây dựng, bổ sung thêm các quy định, quy chế tạo cơ sở chính trị cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo báo chí. Tiếp tục thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng bằng việc bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí; xây dựng Chiến lược thông tin quốc gia tầm nhìn đến năm 2020; xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng chế tài đủ mạnh để vừa tạo điều kiện cho báo chí phát triển đúng hướng, vững chắc vừa xử lý kịp thời, dứt điểm các sai phạm, nhất là các sai phạm lớn, lặp đi lặp lại, kéo dài. Trên cơ sở rà soát chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí khẩn trương lập đề án đổi mới, sắp xếp lại hệ thống từng cơ quan báo chí theo hướng hợp lý, tinh gọn, thiết thực, hiệu quả. Coi trọng việc xây dựng tổ chức Đảng trong cơ quan báo chí trong sạch, vững mạnh; đề cao vai trò đảng viên của người làm báo, nhất là người giữ cương vị chủ trì. Trên cơ sở đó, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng hoạt động của tổ chức Đảng đối với tờ báo bảo đảm theo đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của mình. Nâng cao chất lượng tư tưởng, chính trị, văn hoá, khoa học của từng cơ quan báo chí, để báo chí thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và là diễn đàn tin cậy của nhân dân. Không ngừngnâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí; đào tạo phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí. Mở rộng nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm quản lý, đào tạo báo chí với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ quan chủ quản của báo chí; sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các ban cán sự Đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan chủ quản với cơ quan báo chí. Nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, khả năng chi phối thông tin của các báo, đài. Đầu tư thoả đáng cho hoạt động thông tin đối ngoại, đưa sách, báo có nội dung tốt trong nước phục vụ đông đảo đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế; đồng thời, tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Điện Biên đến nhiều nước trên thế giới. Ngăn chặn có hiệu quả hoạt động xâm nhập báo chí của các thế lực thù địch, phản động từ bên ngoài. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, điều kiện hoạt động cho các cơ quan báo chí. Nghiên cứu, đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị theo hướng hiện đại; ưu tiên phủ sóng phát thanh, truyền hình, phát hành các ấn phẩm báo chí cho giới trẻ, đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa, biên giới./.
Tác giả: Nguyễn Vân Chương UVBTV - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy