DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ hai - 03/11/2014 16:14
Ảnh: Giang Phạm
(ICTPress) - “So với năm 2013, kết quả kinh doanh xuất khẩu sang Nhật Bản các doanh nghiệp CNTT Việt Nam tăng trưởng trung bình 141% so với năm 2012, có trường hợp tăng 1200%. Hơn 80% các doanh nghiệp đã đạt tỷ lệ tăng trưởng khi xuất khẩu sang Nhật Bản”.
Ông Trần Tuấn Nam, Ủy viên Ban chấp hành Câu lạc bộ hợp tác CNTT Việt Nam - Nhật Bản (VJC), Giám đốc Trung tâm Phát triển, Công ty Harvey Nash Việt Nam đã cho biết con số trên đây tại Ngày ICT Nhật Bản 30/10 tại Hà Nội. Số liệu này và các kết quả khác từ việc hợp tác CNTT Việt Nam - Nhật Bản được Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT (VINASA) khảo sát với 27 doanh nghiệp CNTT trong 2 tuần đầu tháng 10 này. Điều tra này có 14 câu hỏi, trong đó 10 câu hỏi là về tình hình hợp tác CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Theo điều tra này, có 85% công ty CNTT Việt Nam đã có mối quan hệ hợp tác với các công ty của Nhật Bản, còn lại 4 công ty trong 27 công ty trong năm 2014 -2015 sẽ đặt mục tiêu hợp tác với các công ty CNTT Nhật Bản. Về điều tra lĩnh vực hợp tác kinh doanh cụ thể giữa doanh nghiệp CNTT của Việt Nam và Nhật Bản, các câu trả lời lần lượt là thuê ngoài (outsourcing), phát triển phần mềm, BPO, hội nghị online và online, ERP, phần mềm game. Ngoài ra, các lĩnh vực khác hợp tác kinh doanh khác còn kể đến là công nghệ điện toán đám mây, viễn thông đã có những hợp tác đáng kể. Về số liệu doanh thu nhưng trong các năm 2011, 2012, 2013, ông Trần Tuấn Nam cho biết thêm các doanh nghiệp được điều tra đều tăng trưởng về cung cấp nguồn nhân lực CNTT cho thị trường Nhật Bản theo thứ tự năm 2011 là 10%, 2012 là 50% và năm 2013 là tăng 80%. Những tri thức, kỹ năng của nhân lực CNTT Việt Nam cần thiết đối với thị trường Nhật Bản được điều tra vẫn là biết tiếng Nhật, hiểu văn hóa Nhật và làm việc của người Nhật. Vậy xu hướng hợp tác của Nhật Bản với Việt Nam sẽ như thế nào? Kết quả phân tích từ điều tra cho thấy 40% câu trả lời cho là tập trung đào tạo, 17% là chính sách. Đào tạo bao gồm các yếu tố tiếng Nhật, văn hóa Nhật, thử nghiệm, chứng chỉ ITSS, ISO 2701,… Như vậy, đào tạo nhân lực CNTT chất lượng vẫn là điểm mấu chốt trong hợp tác giữa các CNTT Nhật Bản và Việt Nam và ngày càng được hai bên quan tâm. Ông Takayuki Kubo, Giám đốc phát triển CNTT, Cục Xúc tiến Công nghiệp, Kinh tế thành phố Sappro cho biết tại Ngày ICT Nhật Bản cho biết tổ chức tiên phong CNTT thành phố Sapporo - Nhật Bản (Sapporo IT Front - STIFF) vừa ký kết hợp tác cùng VINASA triển khai dự án “tăng cường môi trường giáo dục để phát triển nguồn nhân lực có tiềm năng cạnh tranh cho ngành CNTT tại Hà Nội. Dự án do Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ và kéo dài trong vòng 3 năm từ 2014 - 2016 với tổng kinh phí hỗ trợ là 60 triệu Yên (hơn 12,5 tỷ đồng), do STIFF chủ trì và VINASA là đơn vị phối hợp. Mục tiêu của dự án bao gồm các hoạt động như xây dựng giáo trình và chương trình đào tạo phù hợp cho Việt Nam… Dự án sẽ đào tạo trên 130 kỹ sư nguồn và 10 giảng viên trình độ cao cho Việt Nam. “Dự án phát triển kỹ sư cao cấp được thực hiện tại Hà Nội nhằm xây dựng đội ngũ chủ chốt của ngành công nghiệp CNTT Việt Nam trong tương lai. Dự án nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng trong 3 công nghệ: công nghệ nhúng, ứng dụng di động và phát triển dịch vụ Web”, ông Ông Takayuki Kubo cho biết thêm. Trao đổi về mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực CNTT cho doanh nghiệp Nhật Bản, ông Nguyễn Đức Kính, Công ty Phần mềm FPT và ông Nguyễn Ích Vinh, Tổng giám đốc Công ty Xuất khẩu phần mềm Tinh cũng đã trình bày những chiến lược đào tạo về 10.000 kỹ sư cầu nối cho doanh nghiệp Nhật Bản và kinh nghiệm trong đào tạo nhân lực. Ông Nguyễn Ích Vinh cho biết kinh nghiệm quan trọng nhất không phải là các bạn có bao nhiêu lượng việc từ thị trường Nhật mà đang làm thế nào để chuẩn bị nguồn lực cho thị trường này. Nguồn lực này phải được chuẩn bị lâu dài cả về học tiếng Nhật, công nghệ, văn hóa làm việc với Nhật. Công ty Xuất khẩu phần mềm Tinh Vân đã tuyển chọn sau nhiều khóa học được 40 người làm về lĩnh vực mobile từ đầu vào là khoảng 500 sinh viên năm cuối. Theo bà Junko Kawauchi, Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu, Hiệp hội dịch vụ CNTT Nhật Bản (JISA), các công ty Nhật Bản hiện nay rất cần những đối tác có quy mô nhân sự để thực hiện những dự án lớn. Nhật Bản sẽ đăng cai tổ chức Olympic năm 2020, nhu cầu CNTT cũng sẽ tăng đột biến để phục vụ cho việc chuẩn bị Olympic, ngoài ra có rất nhiều các dự án lớn đang được các cơ quan chính phủ Nhật Bản, các Tập đoàn CNTT tại Nhật Bản lên kế hoạch triển khai, thì chắc chắn sự khan hiếm nhân lực CNTT của Nhật cũng càng trầm trọng hơn.