1. Dè chừng với tiêu đề giật gân
Tin giả thường sử dụng tiêu đề hấp dẫn, được viết hoa toàn bộ với dấu chấm than. Nếu thông tin gây sốc với tiêu đề nghe có vẻ khó tin, đó có thể là tin giả.
2. Khai thác bằng chứng xác thực
Kiểm tra nguồn tin của tác giả để xác nhận độ chính xác. Nếu bài viết thiếu bằng chứng hoặc dựa vào các chuyên gia giấu tên thì đó có thể là một mẩu tin giả.
Các bạn nên truy cập vào những trang web chính thống để kiểm tra độ chính xác của tin.
3. Xem xét hình ảnh
Tin giả thường chứa hình ảnh hoặc video đã bị can thiệp hoặc chỉnh sửa. Đôi khi ảnh có thể thật nhưng không đặt trong đúng bối cảnh. Bạn có thể tìm kiếm hình ảnh để xác minh nguồn gốc.
4. So sánh thông tin đa chiều
Nếu không có nguồn nào khác đưa tin này thì có thể tin này là giả. Nếu nhiều nguồn mà bạn tin tưởng cùng đăng về một mẩu tin thì có nhiều khả năng là tin thật hơn.
5. URL lạ lẫm – nguy cơ tiềm ẩn
Một URL giả mạo hoặc hao hao giống có thể la dấu hiệu cảnh báo tin giả. Nhiều trang tin giả bắt chước nguồn tin thật bằng cách thay đổi URL một chút. Bạn có thể truy cập trang web để so sánh URL với nguồn uy tín.
6. Một số tin giả có chủ ý
Hãy suy nghĩ nghiêm túc về tin tức bạn đọc và chỉ chia sẻ khi bạn biết bài viết là đáng tin cậy.
Trước khi tin một điều gì đó trên mạng như một thông tin, hình ảnh, video ngoài áp dụng những mẹo “nhỏ nhưng có võ” như trên, các bạn hãy tự đặt ra những câu hỏi để đối chứng thông tin đó như:
Tại sao người đó làm như vậy?
Làm sao để mình biết thông tin đó là thật?
Mình có thể kiểm tra ở đâu khác để xác thực thông tin?
Ai là người tạo, đưa ra thông tin này?
Nguồn tin: vn-cop.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn