Theo đó, Thông tư quy định về nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể: Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng an toàn thông tin đối với cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên được bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng từ dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được bố trí kinh phí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm và Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, kinh phí do đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn tài chính của đơn vị; từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và các nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có) phù hợp với quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Bên cạnh đó, Thông tư hướng dẫn một số nội dung chi, mức chi đặc thù như: Chi đào tạo, giảng dạy trực tuyến, đào tạo, thực hành tại chỗ và xây dựng các hệ thống, chương trình, tài liệu để phục vụ kiểm tra, đánh giá; Chi xây dựng, ban hành quy định chuẩn kỹ năng về an toàn thông tin; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin trong và ngoài nước…
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, UBND tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông căn cứ tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách của địa phương chủ động cân đối và tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, phân bổ kinh phí ngân sách để thực hiện Đề án theo quy định./.