Điện Biên đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững
Bài: Hồng Gấm
2019-11-26T02:23:37-05:00
2019-11-26T02:23:37-05:00
http://dic.gov.vn/vi/news/tin-tuc-tong-hop/Dien-Bien-day-manh-cong-tac-tuyen-truyen-thuc-hien-Chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-Giam-ngheo-ben-vung-4322.html
/themes/default/images/no_image.gif
DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên
http://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ ba - 26/11/2019 02:23
DIC - Dự án Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin là một trong các dự án thành phần để thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên, thời gian qua công tác thông tin tuyên truyền đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt đạt được những kết quả đáng kể.
Với mục tiêu truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác Giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; xây dựng, củng cố hệ thống thông tin cơ sở; tăng cường nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà nước và đáp ứng yêu cầu thông tin thiết yếu của xã hội, người dân. Trong giai đoạn 2016-2019 các cơ quan báo chí, tuyên truyền của tỉnh và của Trung ương đóng tại địa phương cũng như các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để tuyên truyền sâu, rộng mục tiêu, đối tượng, phạm vi, thời gian và nội dung hỗ trợ các dự án thành phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh. Các nội dung tuyên truyền chú trọng vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về giảm nghèo; vị trí, vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn; các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm có hiệu quả; xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, phổ biến kinh nghiệm hay, cách làm hợp lý, những gương điển hình về giảm nghèo thành công, hướng dẫn ứng dụng khoa học tiến bộ trong sản xuất kinh tế góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững. Cùng với đó, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo tăng cường nội dung thông tin, ấn phẩm báo chí, xuất bản phẩm về nông thôn, vùng núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân. Trong 3 năm 2016-2018, Báo Điện Biên Phủ đã thực hiện trên 30 chuyên mục với hằng trăm tin, bài trên các ấn phẩm Báo Điện Biên Phủ thời sự, Báo bán nguyệt san, báo dành cho các dân tộc vùng cao, Báo Điện Biên Phủ điện tử về nội dung giảm nghèo bền vững. Đài PTTH tỉnh đã xây dựng duy trì và thực hiện các Chuyên mục "Chung tay Vì người nghèo", "nông dân Điện Biên", "Nông thôn mới", "dân tộc và Phát triển", "Đại đoàn kết" với hằng ngàn tin, bài tuyên truyền về Chương trình. Cùng với đó, Sở TT&TT đã thực hiện 05 phóng sự truyền hình; 10 chương trình phát thanh với nội dung tuyên truyền về Chương trình giảm nghèo phát trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; đài truyền thanh, truyền hình các huyện, thị xã, thành phố và Đài truyền thanh các xã... Các cấp, các ngành đã sản xuất, in sao gần 9.000 đĩa CD các chương trình phát thanh tuyên truyền về công tác giảm nghèo, nhân rộng mô hình giảm nghèo, các gương điển hình trong vượt khó giảm nghèo; phát hành trên 27.000 tờ rơi gửi đến người dân, các thôn, bản tổ dân phố; Tổ chức 02 hội thi, hội diễn và trên 90 đợt tuyên truyền bằng xe lưu động tuyên truyền về công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin. Hỗ trợ 218 Tivi cho 218 hộ nghèo là dân tộc rất ít người, hộ nghèo là các gia đình chính sách và hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn; Hỗ trợ trang thiết bị tuyên truyền cổ động cho 03 huyện và 12 xã; Tổ chức 09 lớp tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền về công tác giảm nghèo cho trên 700 lượt học viên là cán bộ phụ trach thông tin và truyền thông cấp huyện, xã và cán bộ làm công tác giảm nghèo tại cơ sở. Tổ chức 17 hội nghị nói chuyện chuyên đề tại các xã nhằm đối thoại chính sách về giảm nghèo, phổ biến tuyên truyền gương điển hình tiên tiến phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo; tư vấn cho người lao động chưa có việc làm đi xuất khẩu động,… Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, tuyên truyền đồng loạt trên các phương tiện thông tin đại chúng, các vàc các hình trực quan, trực tiếp đã góp phần hỗ trợ độc giả, khán thính giả và người dân hiểu rõ hơn về cách tiếp cận mới về giảm nghèo đa chiều, tuyên truyền làm rõ nguyên nhân những hạn chế, bất cập trong công tác giảm nghèo trong thời gian qua, đồng thời để người dân, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội nắm bắt, rút kinh nghiệm, thực hiện đạt hiệu quả cao hơn trong việc triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án còn gặp không ít những khó khăn: Nguồn kinh phí chi cho dự án còn hạn chế, phụ thuộc vào ngân sách trung ương, chưa huy động được sự đóng góp của các nguồn vồn khác do đó chưa đạt được những mục tiêu nhiệm vụ của dự án đã đề ra; Hạ tầng thông tin và truyền thông còn nhiều bất cập, nhất là hệ thống đài truyền thanh cơ sở chưa được chú trọng quan tâm đầu tư nên đã xuống cấp hư hỏng không đáp ứng được nhu cầu tuyên truyền; Nhận thức của một số bộ phận lãnh đạo quản lý, cán bộ phụ trách thực hiện chương trình cũng như một số bộ phận người dân nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiểu rõ về các chủ chương chính sách của Đảng cũng như vai trò, ý nghĩa và trách nhiệm của mình trong công tác xóa đói giảm nghèo; Các nội dung tuyên truyền chưa thực sự đa dạng, phong phú chưa mang được sức lan tỏa đến với người dân và toàn xã hội,… Để góp phần thực hiện giảm nghèo đa chiều bền vững, nhất là triển khai tốt công tác tuyên truyền một cách đồng bộ và hiệu quả, nhằm nâng cao nhận thức về mô hình, cơ chế và các chính sách giảm nghèo, trong thời gian tới, tỉnh Điện Biên cần có các cơ chế chính sách ưu tiên phát triển cho thông tin và truyền thông, đổi mới về công tác tuyên truyền một cách đồng bộ và hiệu quả, đa dạng hóa các loại hình, hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về mô hình, cơ chế và các chính sách giảm nghèo. Đồng thời, cần tạo sự đồng tâm và đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững, góp phần thực hiện thành quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước./.