DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ hai - 18/01/2016 19:38
Bức phù điêu tại Phòng Truyền thống Bưu điện Bờ Hồ
Đã 70 năm trôi qua, đó là ngày 17/1/1946 - một ngày không thể quên với nhiều CBCNV Bưu điện Trung ương Bờ Hồ, nay là Bưu điện Hà Nội, 75 Đinh Tiên Hoàng. Đó là một ngày lịch sử, ghi dấu chuyến thăm và làm việc giản dị của Bác Hồ.
Thông tin liên lạc có vai trò quan trọng Ngay ngày hôm sau, Nhật Báo Cứu quốc - Cơ quan tuyên truyền của Tổng bộ Việt Minh, đã có bài viết về sự kiện này: “Sáng hôm qua, 17/1/1946, hồi 7 giờ 35, Hồ Chủ Tịch một mình đến thăm Cục Bưu điện Trung ương Bờ Hồ. Cụ đến bất thình lình không cho biết trước, nên các viên chức rất lấy làm cảm động được thấy Cụ vẫn với những dáng điệu thân mật, với bộ y phục sơ sài, sơ sài hơn là y phục của các viên chức nữa. Ông chủ sự dẫn Cụ đi thăm mọi buồng giấy, qua phòng điện tín, phòng điện thoại. Mọi người đương làm việc đều đứng dậy chào Cụ và quây quần quanh Cụ để chiêm ngưỡng và chưa hết lúng túng cảm động không biết nói gì trước vị Chủ tịch thân mến. Trước khi ra về, Hồ Chủ Tịch có khuyên những ông chủ sự nên đến đúng giờ để làm gương cho các viên chức. Cụ nói, Cụ cũng hiểu là trong lúc này, anh em viên chức thiếu thốn chứ không sung túc, nhưng nỗi khổ đó không phải hiện giờ chỉ một mình viên chức chịu mà cả toàn dân đều chịu sự thiếu thốn đó. Nhất là trong thời kỳ này, mình vừa phải kháng chiến lại vừa phải kiến quốc, nên nhiệm vụ càng nặng. Câu nói đầy ý nghĩa, làm cho anh em viên chức có mặt lúc đó suy nghĩ, hiểu rõ hơn nhiệm vụ của mình. Sau lời chỉ giáo của Cụ, Cụ ra về, để lại cho anh em viên chức một ý niệm mới về nhiệm vụ của mình và trở lại công việc làm, lòng đầy quả quyết”. /uploads/news/2016_01/20160115-m1.jpg Nhật Báo Cứu quốc đã có bài đăng về sự kiện Bác Hồ đến thăm Bưu điện Bờ Hồ. Sách Lịch sử Bưu điện Thành phố Hà Nội (xuất bản năm 1994), Tập 1, trang 32 miêu tả rõ hơn về chuyến thăm của Bác: “…Bác đi bộ từ nhà Bắc bộ Phủ sang Bưu điện. Bác đến thăm phòng điện thoại, điện tín đặt ở tầng 2 nhà 3 tầng và phòng khai thác Bưu phẩm ở tầng 1. Bác thân mật thăm hỏi công việc làm, đời sống anh chị em công nhân viên chức. Bác khuyên mọi người hãy làm việc tốt để góp phần phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Bác nói với anh chị em: “Tuy ta giành được chính quyền, giành được độc lập nhưng nhân dân ta còn đói khổ vì vừa trải qua chiến tranh và lũ lụt làm chết đói hàng triệu người. Vì vậy mọi người hãy ủng hộ Chính phủ, vượt qua khó khăn tạm thời, góp phần xây dựng đất nước”. Có thể nói, thời điểm đó, tất cả mọi người đều cảm nhận được tình cảm của Bác. Bằng đường lối dân vận vô cùng khéo léo, thông qua những hành động, cử chỉ giản dị, gần gũi, chân tình từ đáy lòng, Người đã quan tâm, động viên chia sẻ với từng cá nhân có mặt lúc đó, làm cho họ càng thêm kính trọng, yêu quý vị Lãnh tụ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, cả nước đang dốc sức bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, mà Bác Hồ đã giành thời gian một mình lặng lẽ đến thăm Bưu điện Bờ Hồ càng chứng tỏ Người rất coi trọng vai trò công tác giao thông liên lạc. Giữ gìn huyết mạch thông tin liên lạc Cuối năm đó, vào tháng 12/1946 cả nước bước vào thời kỳ Toàn quốc kháng chiến. Tại Hội nghị giữa tháng 12/1946 kiểm điểm công việc chuẩn bị kháng chiến Lãnh đạo, Thành ủy Hà Nội đã nhận định nhiệm vụ chuẩn bị mạng lưới giao thông liên lạc là vấn đề trọng yếu của kế hoạch tác chiến. Nhiệm vụ Ngành giao thông liên lạc Hà Nội lúc này có hai việc chính: Bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ cuộc chiến đấu của quân dân Thành phố, và chiến đấu bảo vệ các cơ sở thông tin, trọng tâm là bảo vệ nhà Bưu điện Bờ Hồ. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, Bưu điện Bờ Hồ đã quyết tâm làm tốt sứ mệnh trọng đại của mình, không chỉ giữ gìn huyết mạch thông tin liên lạc của Thành ủy mà còn phối hợp đảm bảo giao thông với quân sự. Bưu điện Bờ Hồ đã trở thành nơi ghi dấu những trận chiến khốc liệt diễn ra giữa một đại đội Vệ quốc đoàn bảo vệ Bắc bộ Phủ và quân Pháp có xe tăng hỗ trợ. Sau ngày miền Bắc được giải phóng, đất nước thống nhất, CBCNV và lực lượng tự vệ Sở Bưu điện Hà Nội được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân (năm 2004). Quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ Lãnh đạo các cấp giao, giữ vững truyền thống trung dũng trong chiến tranh, sáng tạo đổi mới trong lao động sản xuất, các đơn vị đứng chân trên địa danh lịch sử này của Ngành liên tục trong nhiều năm đã lập nhiều thành tích lớn góp phần tô thắm trang sử Bưu điện Bờ Hồ năm xưa. Tiêu biểu: năm 1998, Công ty Điện thoại Hà Nội được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động; năm 2000, Bưu điện Thành phố Hà Nội được tặng Huân chương Độc lập hạng 3 vì thành tích xuất sắc giai đoạn 1995-1999; năm 2005, VNPT Hà Nội được phong tặng Huân chương Độc lập Hạng Nhì vì thành tích xuất sắc giai đoạn 2000-2005… Ngày 17/1/1996, cùng với toà nhà 12 Ngô Quyền và Nhà hát lớn, Bưu điện Hà Nội đã trở thành di tích lịch sử của thành phố Hà Nội. Tại Phòng truyền thống của Bưu điện Bờ Hồ, nơi trang trọng nhất cũng treo bức phù điêu mô tả lại sự kiện Bác đến thăm Bưu điện Trung ương Bờ Hồ năm xưa./.