Tuyên truyền bầu cử: Không chỉ là hình thức
Nguyễn Thị Vân Anh
2016-05-09T21:24:11-04:00
2016-05-09T21:24:11-04:00
http://dic.gov.vn/vi/news/Bau-cu-DBQH-khoa-XIV/Tuyen-truyen-bau-cu-Khong-chi-la-hinh-thuc-2915.html
/themes/default/images/no_image.gif
DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên
http://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ hai - 09/05/2016 21:24
Cử tri đề nghị, cách thức tuyên truyền về bầu cử của địa phương cần đa dạng phong phú hơn để giúp người dân dễ hiểu và nắm bắt vấn đề.
Công tác tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 thật sự có ý nghĩa. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bầu cử bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú hơn và đặc biệt chú trọng đến những thông tin về tiêu chuẩn đại biểu giúp cử tri chọn lựa được người đại biểu xứng đáng là mong muốn của hầu hết cử tri. Với người dân và cử tri, mối quan tâm lớn nhất là hiểu được những vấn đề cơ bản, cần thiết cho việc bầu cử. Nhiều địa phương thường thông tin trên loa truyền thanh và qua các buổi họp hội để người dân nắm được những vấn đề cơ bản về bầu cử như ngày bầu cử, khu vực bỏ phiếu,… Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, nhiều huyện, đơn vị thị trấn dùng bộ loa lưu động, gắn hệ thống loa trên xe và chạy vòng quanh địa bàn, nhất là những địa điểm vùng sâu phát thanh những thông tin cần thiết về bầu cử. Từ đó, giúp những hộ gia đình đi làm không có thời gian vẫn có điều kiện được hiểu thêm về công tác bầu cử. Ông Nguyễn Thế Tiến, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết người dân địa phương nơi ông sinh sống đã hiểu bầu cử là trách nhiệm và bổn phận người dân cần làm. Đặc biệt, mỗi lá phiếu của cử tri được coi như một viên gạch xây dựng đất nước nên việc lựa chọn đại biểu xứng đáng là quan trọng nhất. Tuy nhiên vì không ít cử tri bận công việc nên không nắm rõ được những thông tin phát thanh trên loa phường, xã. Cử tri đề nghị, cách thức tuyên truyền của địa phương cần đa dạng phong phú hơn để giúp người dân dễ hiểu và nắm bắt vấn đề. Ví dụ ngoài phát thanh trên loa cần chọn nơi tuyên truyền điểm của huyện, xã có nhiều lợi thế như khu vực đông dân cư, tận dụng được pano, áp phích của các trụ sở, ban ngành,... và rất cần thiết có cán bộ phụ trách trực tiếp thông tin về bầu cử để khi người dân tìm hiểu được giải đáp kịp thời. “Cử tri quan tâm nhất là vấn đề tiêu chuẩn đại biểu và tiêu chuẩn đại biểu phải là hàng đầu. Ai sẽ là đại biểu xứng đáng để cử tri lựa chọn? Tôi mong muốn được biết rõ về những người đó để chọn được người sáng suốt trong lãnh đạo, trong công tác và trong tất cả các lĩnh vực”, ông Nguyễn Thế Tiến nói. Bà Nguyễn Phương Thủy, Tổ trưởng tổ giúp việc về văn bản pháp luật và giải quyết khiếu nại tố cáo, Văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia đánh giá cao vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền về bầu cử. Thời gian qua, các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt việc tuyên truyền về bầu cử trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua công tác tuyên truyền làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức rõ mục đích, vai trò, tầm quan trọng của sự kiện chính trị này; tạo sự thống nhất, chủ động đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu, hoạt động chống phá bầu cử, chống phá chế độ, cản trở sự nghiệp đổi mới của đất nước. Ngày bầu cử đang đến gần, bà Nguyễn Phương Thủy đề nghị các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng hơn nữa mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử để cử tri tự giác thực hiện quyền của mình và giám sát công tác thực hiện bầu cử công bằng dân chủ. “Bên cạnh vai trò của Hội đồng bầu cử Quốc gia, cũng như các đơn vị phụ trách bầu cử địa phương thì báo chí là kênh thông tin quan trọng nhất. Việc tuyên truyền về quyền và cách thức bầu cử sẽ giúp người dân hiểu rõ trách nhiệm của mình tham gia bầu cử, giá trị của lá phiếu của họ để cử tri nhiệt tình ủng hộ tham gia thực hiện quyền bỏ phiếu. Khi báo chí tuyên truyền để người dân nắm được thì người dân có thể tham gia giám sát hoạt động của tổ phụ trách bầu cử ở địa phương. Như thế bầu cử sẽ được thực hiện bài bản, đúng pháp luật và đảm bảo kết quả bầu cử phản ánh đúng nguyện vọng của cử tri”, bà Nguyễn Phương Thủy chia sẻ. Để bảo đảm tỷ lệ người ứng cử là phụ nữ, ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị công tác tuyên truyền cần quan tâm đến các ứng cử viên là phụ nữ, giúp họ tự tin hơn; đồng thời để cử tri mạnh dạn lựa chọn những người phụ nữ làm đại biểu dân cử. Theo ông Nguyễn Trọng Đàm, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cử tri nhất là cử tri nữ để chị em tự tin và mạnh dạn bỏ phiếu cho những người xứng đáng là nữ có thêm tiếng nói của mình trên diễn đàn. Ông rất mong các cơ quan truyền thông vào cuộc để tuyên truyền làm thế nào tỷ lệ cử tri cả nước đi bỏ phiếu cao nhất từ trước đến nay và đạt được mục tiêu là chọn được người tài, người có đức, được nhân dân tín nhiệm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bầu cử là nhiệm vụ quan trọng nhưng quan trọng hơn là cách thức tuyên truyền phải thực sự có hiệu quả chứ không hình thức. Mục đích cuối cùng của tuyên truyền là góp phần nâng cao nhận thức để người dân nhiệt tình ủng hộ và tích cực tham gia cuộc bầu cử, làm cho ngày bầu cử thực sự trở thành ngày hội của toàn dân./.