DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ năm - 28/10/2010 20:18
DIC-Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị được ban hành ngày 17/10/2000. Đây là nhân tố hết sức quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thị trường viễn thông và Internet Việt Nam trong 10 năm qua. Chỉ thị đã đề xướng những tư tưởng hết sức đổi mới và phù hợp mà đến nay vẫn giữ nguyên giá trị tích cực như: “Có chính sách đảm bảo thúc đẩy môi trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ viễn thông và Internet.”…
Nhiều hoạt động chuẩn bị cho việc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW đã được tiến hành trong năm 2010 Trong khuôn khổ những sự kiện này sáng ngày 27/10/2010 tại Hà Nội Báo Bưu điện Việt Nam đã tổ chức buổi Toạ đàm Viễn thông Internet Việt Nam 10 năm thực hiện Chỉ thị 58 Buổi toạ đàm nhằm đóng góp ý kiến để góp phần hoàn thiện báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH HĐH do Bộ TT&TT soạn thảo Đến dự buổi toạ đàm có các đồng chí lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển Viễn thông và CNTT Việt Nam 10 năm qua như GS.VS Đặng Hữu nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương TS Mai Liêm Trực nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ BCVT Thứ trưởng thường trực Bộ TT&TT Lê Nam Thắng TS Nguyễn Quang A TS Trần Minh Tiến TS Trần Đình Thiên đại diện Bộ TT&TT các doanh nghiệp Viễn thông và CNTT và nhiều phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí Những con số ấn tượng Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 58 về ứng dụng CNTT trong toàn xã hội tất cả các bộ và cơ quan ngang bộ trừ Bộ Quốc phòng và 61/63 tỉnh thành phố có trang tin/cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công qua mạng 263 dịch vụ hành chính công mức 3 đã được các bộ ngành và địa phương cung cấp cho người dân Khoảng 50-60% doanh nghiệp đã kết nối Internet băng rộng 22% có website Về phát triển công nghiệp CNTT Sau 10 năm ngành công nghiệp CNTT đã tăng khoảng 10 lần doanh thu từ 635 triệu USD vào năm 2001 lên 6,16 tỷ USD vào năm 2009 và có tốc độ tăng trưởng hàng năm gấp 3 lần tăng trưởng GDP khoảng 20-25% mỗi năm Đặc biệt Việt Nam đã hình thành được ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số có tốc độ phát triển cao Doanh thu từ sản phẩm và dịch vụ phần mềm đã đạt 850 triệu USD vào năm 2009 tăng 17 lần doanh thu so với năm 2000 50 triệu USD trong đó xuất khẩu chiếm 340 triệu USD Công nghiệp nội dung số cũng tăng 6,5 lần doanh thu chỉ sau 4 năm từ 105 triệu USD vào năm 2005 lên 700 triệu USD vào năm 2009 Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Trong giai đoạn từ năm 2000-2010 số lượng cơ sở đào tạo đại học về CNTT đã tăng lên 5 lần từ 42 lên 206 cao đẳng tăng 6 lần từ 36 lên 205 trường Cả nước hiện có 271 trường đào tạo CNTT trình độ đại học cao đẳng và 220 trường đào tạo trình độ trung cấp Bên cạnh đó đào tạo tin học đã trở thành môn học bắt buộc ở các trường trung học Về phát triển viễn thông và Internet đã vượt chỉ tiêu mà Chỉ thị 58 đề ra là có tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức trung bình thế giới Tính đến tháng 6/2010 Việt Nam có 24,7 triệu người sử dụng Internet cao hơn mức trung bình của thế giới 26,6% Ở lĩnh vực viễn thông tính đến tháng 12/2009 mật độ điện thoại đã đạt 133,5 máy/100 dân với 115,7 triệu thuê bao điện thoại đến tháng 7/2010 mật độ điện thoại đạt 178,6 máy/100 dân với 154,3 triệu thuê bao Mạng viễn thông nông thôn cũng phát triển mạnh 100% số xã đã có điện thoại 8025 xã có điểm bưu điện văn hoá xã cung cấp dịch vụ điện thoại bưu chính và Internet Viễn thông là ngành đóng góp tới 7,4% GDP cả nước trong năm 2009 với doanh thu 6,8 tỷ USD Trong năm 2010 doanh thu ngành viễn thông ước đạt 8,8 tỷ USD tăng gần 30% Tại buổi toạ đàm TS Mai Liêm Trực nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ BCVT đã lý giải quá trình làm chậm việc mở cửa thị trường viễn thông Việt Nam trước đây do ba nguyên nhân độc quyền tự nhiên trong tiến trình chuyển sang cơ chế thị trường sự dè dặt của lãnh đạo và sự níu kéo lợi ích cục bộ Theo ông cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người có công đầu trong tiến trình mở cửa thị trường viễn thông bằng việc phê duyệt thành lập Công ty viễn thông quân đội Viettel và CTCP Bưu chính Viễn thông Sài Gòn đưa thị trường viễn thông chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh Năm 1997 cũng ghi nhận mốc mới khi Việt Nam chính thức gia nhập mạng Internet toàn cầu và 4 nhà khai thác dịch vụ Internet được cấp phép Mất 2,5 năm tranh cãi đến năm 2000 Việt Nam có dịch vụ đại lý Internet TS Mai Liêm Trực khẳng định viễn thông và Internet Việt Nam phát triển nhanh chóng là nhờ tác động tích cực của Chỉ thị số 58-CT/TW Việc phổ cập hoá bình dân hoá các dịch vụ viễn thông Internet thì công đầu là của các doanh nghiệp đã thực hiện tốt chủ trương của Đảng Nhà nước để phục vụ toàn dân http://mic.gov.vn/tintucsukien/tinhoatdongcuabo/PublishingImages/20101028_a6.jpg Thứ trưởng Thường trực Bộ TT&TT Lê Nam Thắng tâm đắc nhất với chủ trương được nêu trong Chỉ thị số 58-CT/TW Có chính sách đảm bảo thúc đẩy môi trường cạnh tranh tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ viễn thông và Internet Theo Thứ trưởng để hiện thực hoá chủ trương này đã cần đến 3 văn bản là Nghị định 109/1997/NĐ-CP Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông và mới đây nhất là Luật Viễn thông Rào cản khó khăn cần vượt qua lại chính là tư duy Có được kết quả ngày hôm nay là sự nỗ lực rất lớn của cả cộng đồng và cũng phải đi hết chặng đường 10 năm chúng ta mới đạt được điều mong muốn Những hệ quả tất yếu của phát triển nóng TS Nguyễn Quang A cho rằng bài học mở cửa của viễn thông Internet Việt Nam có thể chọn lọc để ứng dụng ở nhiều lĩnh vực kinh tế khác Tổng cục Bưu điện Bộ BCVT trước đây và Bộ TT&TT hiện nay đã mở cửa thị trường một cách rất thoả đáng song sự phát triển quá nóng cũng dấy lên mối lo ngại về sự bền vững Hiện nay Việt Nam đang có tới 7 công ty điện thoại di động nếu so với 86 triệu dân liệu có quá nhiều và có dẫn đến lãng phí do đầu tư trùng lắp http://mic.gov.vn/tintucsukien/tinhoatdongcuabo/PublishingImages/20101028_a7.jpg TS Nguyễn Quang A phát biểu tại buổi tọa đàm Ông Bùi Quốc Việt Giám đốc Trung tâm thông tin và Quan hệ công chúng của VNPT cũng bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển thuê bao chóng mặt vừa qua đã dẫn đến các hệ quả là doanh thu trung bình trên mỗi thuê bao ARPU đang giảm đi nhanh chóng trong mấy năm gần đây Năm 2008 ARPU đạt 6 đô la Mỹ trên 1 thuê bao giảm 8% so với năm 2007 là 6,5 đô la Mỹ Năm 2006 chỉ số ARPU là 7 đô la Mỹ và hiện nay là hơn 3 đô la Mỹ Khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn của Việt Nam liệu có được thu hẹp khi mà người dùng vẫn chủ yếu tập trung ở thành thị Điện thoại cố định đang sinh lời ngày càng ít đi và công nghiệp sản xuất ngành viễn thông trong nước đang gặp nhiều khó khăn Liệu chúng ta có dần tiến đến một xã hội tiêu dùng và chỉ tiêu dùng Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng chia sẻ quan điểm sự phát triển của viễn thông Việt Nam 10 năm qua chưa đạt được mức sự phát triển bền vững Sự thiếu bền vững thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư có xu hướng giảm sút doanh thu/thuê bao cũng giảm dần Hai kết quả này sẽ dẫn đến hệ quả giảm sút đầu tư nước ngoài do kết quả đầu tư thiếu hấp dẫn Năng suất lao động trong ngành còn thấp Chất lượng mạng lưới dịch vụ còn chưa cao Việc phát triển viễn thông gây ảnh hưởng đến xã hội và môi trường như việc khoảng cách số tăng lên Thứ trưởng nhận định để giải quyết những hệ quả của quá trình phát triển nóng cần sự chung tay của cơ quan quản lý doanh nghiệp và toàn xã hội Tuy đạt được rất nhiều kết quả ngoạn mục trong phát triển viễn thông và Internet song Việt Nam vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức Theo báo cáo của Liên hợp quốc chỉ số sẵn sàng về Chính phủ điện tử của Việt Nam trong năm 2010 mới đạt điểm trung bình của khu vực và quốc tế đứng thứ 90/200 quốc gia Ở khu vực Đông Nam Á Việt Nam đứng thứ 6 chỉ tăng được một bậc vượt được Indonesia sau 10 năm Như vậy có thể thấy mục tiêu đạt trình độ tiên tiến trong khu vực về ứng dụng CNTT vẫn đang là thách thức lớn