DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ hai - 07/02/2011 22:35
DIC-Năm 2010, năm cuối cùng của thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 đã khép lại. Chúng ta đã trải qua một thập kỷ đầy biến động của thế giới trên mọi phương diện: chính trị, ngoại giao, an ninh, kinh tế, khoa học công nghệ…
Xu thế toàn cầu hoá từ cuối thế kỷ trước tiếp tục diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng chưa từng thấy cùng những thành tựu kỳ diệu về khoa học công nghệ Chính sự phát triển của các ngành công nghệ cao đặc biệt là CNTT TT là động lực quan trọng tạo nên xu thế phát triển chủ yếu của thế giới trong thập kỷ qua toàn cầu hoá hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức Ở nước ta trong lĩnh vực CNTT-TT tiếp nối đà tăng tốc cùng những thành quả bước đầu được xác lập từ những năm cuối thế kỷ trước 10 năm qua chính là quãng thời gian của những cuộc cách mạng của những bước đại nhảy vọt và những kỷ lục tăng trưởng vô tiền khoáng hậu Cuộc cách mạng đầu tiên là cuộc cách mạng về hệ thống quản lý nhà nước của ngành với sự ra đời của Bộ Bưu chính Viễn thông năm 2002 trên cơ sở Tổng cục Bưu điện và tiếp theo là sự ra đời của Bộ Thông tin và Truyền thông TT&TT năm 2007 Cùng với đó là sự hình thành hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về CNTT-TT và sau này là TT&TT tại địa phương Mỗi bước chuyển như trên thực sự là một bước phát triển một trưởng thành vượt bậc của ngành CNTT-TT với quy mô được mở rộng vai trò vị trí được nâng cao và trách nhiệm quản lý nhà nước cũng nặng nề hơn Đặc biệt là sự ra đời của Bộ TT&TT trên cơ sở tổ chức lại Bộ BCVT đồng thời bổ sung thêm mảng báo chí xuất bản và thông tin nói chung từ Bộ VH-TT cũ đã thể hiện tầm nhìn chiến lược táo bạo của Đảng và Nhà nước trong việc http://en.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%91ng_Nh%E1%BA%A5t thống nhất quản lý về nội dung và hạ tầng kỹ thuật thông tin trong thời đại số hoá đón đầu xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ giữa các lĩnh vực viễn thông Internet phát thanh truyền hình Cuộc cách mạng thứ 2 trong lĩnh vực CNTT-TT là cuộc cách mạng về cơ chế Với sự ra đời của Chỉ thị 58 năm 2000 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng khoá VIII Về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước sau đó là Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông năm 2002 cơ chế chính sách được xác lập cho ngành CNTT-TT thực sự là một cuộc cách mạng so với các ngành khác đặc biệt là những ngành độc quyền doanh nghiệp Với 2 nguyên tắc cơ bản Năng lực quản lý phải theo kịp sự phát triển và Xoá bỏ độc quyền mở cửa thị trường tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp các cơ chế chính sách quản lý nhà nước được ban hành từ 2 văn bản nêu trên đã thực sự trở thành động lực mạnh mẽ cho sự bùng nổ của thị trường viễn thông CNTT Internet http://en.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam Việt Nam trong 10 năm qua Trong lĩnh vực viễn thông đằng sau những con số tăng trưởng thuê bao doanh thu lợi nhuận tưởng như siêu tưởng của các doanh nghiệp viễn thông so với các lĩnh vực khác có một câu chuyện đáng nói nhất là câu chuyện dịch vụ điện thoại di động từ xa xỉ thành bình dân Nếu đầu những năm 2000 việc sử dụng điện thoại di động còn là điều xa xỉ đối với đa số những người làm công ăn lương ở thành thị chưa nói đến khu vực nông thôn thì đến cuối thập kỷ này điện thoại di động đã trở thành vật dụng thiết thân đối với hầu hết cư dân thành thị điện thoại di động cũng đã tràn ngập khu vực nông thôn kể cả miền núi biên giới hải đảo Nếu trong mấy năm trước việc thống kê số lượng thuê bao điện thoại phát triển hằng năm còn có ý nghĩa thành tích thì đến năm nay những con số đó hầu như không còn ý nghĩa khi tổng số thuê bao được các doanh nghiệp báo cáo lên đã gấp đôi dân số nước ta 170 triệu thuê bao Có nghĩa là thị trường viễn thông đã đạt mức bão hoà Nhân tố chủ chốt làm nên cuộc cách mạng về di động nêu trên chính là hiện tượng nổi bật độc đáo và thú vị nhất trong thị trường viễn thông 10 năm qua http://en.wikipedia.org/wiki/Viettel Viettel Là con đẻ của chủ trương mở cửa thị trường xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông Viettel đã làm nên một câu chuyện thần kỳ về phát triển năm 2000 doanh thu 50 tỷ đồng năm 2010 doanh thu trên 90 nghìn tỷ năm 2004 tham gia thị trường di động chỉ 3 năm sau đã thành doanh nghiệp đứng đầu thị trường về số lượng thuê bao doanh thu và phát triển hạ tầng vượt qua các ông lớn Mobifone Vinaphone đã có kinh nghiệm làm di động trước đó gần 10 năm Thành công của http://en.wikipedia.org/wiki/Viettel Viettel là minh chứng sống động cho sự kết hợp giữa chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước với những quyết sách chiến lược táo bạo giải pháp kinh doanh sáng tạo ý chí quyết tâm và sự đồng lòng của doanh nghiệp Trong lĩnh vực CNTT công nghiệp phần mềm được xác định là ngành có tiềm năng phát triển và được định hướng chiến lược phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong thập kỷ qua Dẫu giấc mơ doanh thu 500 triệu USD phần mềm vào năm 2005 không thành nhưng nói một cách công bằng trong 10 năm qua ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam đã có những bước tiến dài Việt Nam đã trở thành một địa chỉ gia công phần mềm hấp dẫn trên bản đồ của ngành công nghiệp phần mềm thế giới Doanh thu phần mềm 2010 đã đạt xấp xỉ 1 tỷ USD Một đặc điểm đáng ghi nhận trong lĩnh vực CNTT là sự trưởng thành và vai trò trụ cột của các doanh nghiệp tư nhân như FPT CMC TMA...và hàng nghìn doanh nghiệp khác có quy mô nhỏ hơn Về ứng dụng CNTT đặc biệt là ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước và xây dựng Chính phủ điện tử sự thất bại của Đề án 112 vào năm 2007 bên cạnh những thiệt hại và tai tiếng mà nó để lại thì cũng có những mặt tích cực của nó Đề án 112 đã để lại những bài học đắt giá buộc những cơ quan có trách nhiệm về ứng dụng CNTT phải nghĩ khác làm khác Và kể từ đó việc ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước và tất cả các ngành các lĩnh vực khác đã được thúc đẩy mạnh mẽ bài bản đồng bộ và thu được những kết quả đáng ghi nhận CNTT đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của cả hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến huyện xã Những cơ sở đầu tiên cho mô hình Chính phủ điện tử hoàn chỉnh trong tương lai đã được xác lập đồng bộ CNTT cũng đã thâm nhập sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt là trong các doanh nghiệp Sự phổ cập ngày càng rộng rãi của mạng Internet sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông di động và công nghệ băng rộng cả vô tuyến và hữu tuyến trong những năm qua dẫn đến sự bùng nổ về nội dung thông tin trên mạng đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong đời sống báo chí thập kỷ qua Những khái niệm mang tính kinh điển truyền thống về nhà báo và nghề báo đang được định nghĩa lại Với sự lên ngôi của công nghệ http://en.wikipedia.org/wiki/Web_2.0 web 2.0 và trào lưu blog mạng xã hội khi mà mỗi cá nhân đều có thể trở thành người viết báo đưa tin thậm chí có thể trở thành một toà soạn báo trên mạng thì công việc làm báo hình như không còn là độc quyền của các nhà báo và cơ quan báo chí chuyên nghiệp Tác động của CNTT Internet còn làm thay đổi sự phát triển của báo chí với 2 xu hướng ngược chiều nhau sự xuống dốc của báo in và sự lên ngôi của báo điện tử hay còn gọi là báo mạng trên phạm vi toàn cầu Nhiều tập đoàn báo chí lớn như http://en.wikipedia.org/wiki/Washington_post Washington Post New York Time đều bị giảm số lượng phát hành một cách thê thảm và buộc phải cắt giảm số ấn phẩm báo in để tập trung cho báo điện tử Với ưu thế thông tin nhanh từng giờ từng phút đọc miễn phí lại có khả năng tương tác với bạn đọc báo điện tử đã thực sự trở thành lựa chọn đầu tiên của bạn đọc cho nhu cầu thông tin Báo chí nước ta cũng không nằm ngoài trào lưu đó Trong vài năm lại đây hầu hết các tờ báo lớn đều bị giảm mạnh số lượng phát hành do sự cạnh tranh của báo điện tử Và đương nhiên một số báo điện tử lớn đi tiên phong như VnExpress VietnamNet Dân trí lại trở thành những báo có số lượng bạn đọc đông nhất Nhấn mạnh những điều tốt đẹp những thành quả đáng ghi nhận nhưng cũng không thể bỏ qua những mặt tiêu cực những nỗi nhức đầu mà CNTT-TT gây ra cho các nhà quản lý và cho xã hội Sự tràn ngập thông tin trên mạng Internet với bản chất tự do của không gian ảo luôn đặt ra những bài toán hóc búa cho các nhà quản lý Thông tin tiêu cực web đen web sex game online bạo lực thư rác tin nhắn rác đã thực sự trở thành những vấn nạn gây bức xúc lo ngại trong xã hội và tạo sức ép không nhỏ đối với cơ quan quản lý Vấn đề an toàn an ninh thông tin mạng trước vấn nạn hacker virus máy tính cũng đang nổi lên thành vấn đề ngày càng nóng trong vài năm lại đây Vượt lên trên mọi dấu ấn buồn vui vừa nêu có thể nhận thấy một thực tế hiển nhiên sự nghiệp ứng dụng và phát triển CNTT-TT ở http://en.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam Việt Nam 10 năm qua đã đạt được những bước tiến dài CNTT TT từ những dấu ấn khá sơ khai của những năm 90 của thế kỷ trước bước sang những năm 2000 với những quyết sách mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước đã thực sự bùng nổ để trở thành một ngành công nghiệp dịch vụ mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và đóng góp ngày càng lớn cho tăng trưởng GDP của đất nước Quan trọng hơn CNTT-TT ngày càng phát huy vai trò động lực là hạ tầng thiết yếu cho phát triển của mọi lĩnh vực kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế CNTT-TT đã thâm nhập vào mọi hoạt động của con người làm thay đổi phong cách sống cách nghĩ của cả xã hội theo hướng năng động tích cực và thông minh hơn Và đó chính là điều mà những người làm trong lĩnh vực CNTT-TT có thể tự hào tự tin bước vào giai đoạn mới giai đoạn tăng tốc nhằm thực hiện thành công Đề án Đưa http://en.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT