DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ năm - 16/12/2010 19:37
Việc quản lý và cấp phép cho hoạt động của phóng viên nước ngoài tại VN cần được phân định rõ trách nhiệm giữa
DIC-Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý nhà nước (QLNN) về thông tin đối ngoại sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ 15/1/2011
Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên về lĩnh vực này đồng thời đã chính danh vai trò QLNN của Bộ TT&TT Phân định rõ chức năng Một trong những tồn tại của công tác thông tin đối ngoại TTĐN thời gian qua đó là sự phân tán trong lực lượng tham gia đặc biệt việc xác định trách nhiệm của từng ngành từng cấp trong chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác TTĐN có nhiều mặt chưa rõ nên quản lý và phối hợp các lực lượng trong nước cũng như triển khai ở nước ngoài còn lúng túng Nguyên nhân của hạn chế này là do chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về công tác QLNN về TTĐN chức năng QLNN chưa được phát huy tối đa cũng như chưa có một cơ quan thực hiện quản lý thống nhất các hoạt động TTĐN và chưa có hệ thống tổ chức nhân lực chuyên trách ở các bộ ngành địa phương và ở nước ngoài để triển khai thực hiện các kế hoạch công tác TTĐN Sự ra đời của quy chế này được nhận định là sẽ góp phần khắc phục bất cập trên Quy chế đã phân định rõ trách nhiệm của các bộ ngành liên quan theo đó Bộ TT&TT là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì thực hiện QLNN về TTĐN Đồng thời các Bộ ngành UBND thực hiện QLNN về TTĐN trong phạm vi ngành địa phương trong đó Bộ Ngoại giao chủ trì triển khai các hoạt động TTĐN ở nước ngoài Tại địa phương quy chế cũng khẳng định cơ quan giúp UBND tỉnh thành phố thực hiện chức năng QLNN về thông tin đối ngoại ở địa phương là Sở TT&TT các sở liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở TT&TT thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ QLNN Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn đây là văn bản rất có ý nghĩa khi lần đầu tiên chúng ta có một sự phân công khá rạch ròi về quản lý TTĐN Cần phải có nhận thức rõ ràng rằng việc giao chức năng QLNN không có nghĩa là giao toàn bộ các vấn đề có liên quan đến công tác đối ngoại cho Bộ TT&TT làm Sự ra đời của văn bản này dù đã khẳng định TTĐN là do Bộ TT&TT quản lý về mặt nhà nước nhưng là việc của bộ ngành nào cũng làm đặc biệt là ngành đã có kinh nghiệm từ nhiều năm như Bộ Ngoại giao Bộ VH-TT&DL trong lĩnh vực văn hóa Bộ Công an trong lĩnh vực bảo mật thông tin và theo dõi các thông tin từ ngoài nước Vì ý nghĩa rất lớn của hoạt động đối ngoại nên cũng đã có cả một Ban chỉ đạo của Nhà nước về TTĐN Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn nhấn mạnh và cho rằng để thực hiện được chức năng này vẫn cần có sự phối hợp thông tin giữa các Bộ ngành địa phương với Bộ TT&TT trong việc tổng hợp đánh giá kết quả hoạt động TTĐN thông qua các báo cáo định kỳ và hàng năm Cần sớm có thông tư hướng dẫn Xác định năm 2011 là năm triển khai phổ biến tập huấn văn bản cũng như thông suốt được về mặt nhận thức của các Bộ ngành về chức năng QLNN trong lĩnh vực TTĐN của Bộ TT&TT một trong những công việc cấp bách trước mắt là xây dựng được một thông tư liên ngành hướng dẫn việc thực hiện quy chế Ở cấp Bộ đã có văn bản nhưng để triển khai là câu chuyện dài hơi Việc trước tiên là phải làm sao để bộ máy QLNN của ngành TT&TT từ TƯ tới địa phương hiểu thế nào là TTĐN gồm những công việc cụ thể gì yêu cầu đặt ra như thế nào Vì thế một trong những công việc quan trọng và cần làm nhanh là có thông tư hướng dẫn cụ thể ông Lưu Vũ Hải Cục trưởng Cục PTTH-TTĐT đề xuất Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho rằng theo Quy chế này trách nhiệm của các Bộ Công an VH-TT&DL Tài chính cũng như các địa phương ngành khác đã rõ ràng chỉ có một số điểm cần được hướng dẫn cụ thể hơn để phân công trách nhiệm cụ thể giữa Bộ TT&TT và Bộ Ngoại giao trong quản lý báo chí như việc quản lý và cấp phép cho hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam hướng dẫn báo chí đưa tin về hoạt động đối ngoại và liên quan đến đối ngoại xây dựng quy hoạch mạng lưới đại diện của các cơ quan thông tấn báo chí Việt Nam ở nước ngoài Do đó nhất thiết phải có một thông tư liên tịch giữa 2 bộ để thống nhất trong việc triển khai thực hiện Hiện việc sửa đổi Nghị định 67/CP ban hành Quy chế hoạt động thông tin báo chí của phóng viên nước ngoài các cơ quan tổ chức nước ngoài tại VN đang được tiến hành trong đó có ý kiến nên chuyển giao về Bộ TT&TT quản lý Tuy nhiên đến thời điểm này công việc vẫn đang do Bộ Ngoại giao thực hiện vì vậy với chức năng của mình trước mắt Bộ TT&TT sẽ dự kiến chỉ thực hiện cấp phép đối với các đoàn báo chí do Bộ mời Đối với việc quy hoạch mạng lưới đại diện của các cơ quan thông tấn báo chí Việt Nam ở nước ngoài cần có sự phối hợp của Bộ Ngoại giao trong việc nghiên cứu thị trường trọng điểm nhu cầu thông tin cũng như đánh giá hệ thống hiện có để Bộ TT&TT chủ trì xây dựng cụ thể Theo ông Lê Văn Nghiêm Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại một trong những điểm khó khăn nhất để thực hiện chức năng QLNN về TTĐN hiện nay là chưa có lực lượng chân rết của ngành ở các địa phương và đặc biệt là ở nước ngoài Ngoài ra Cục TTĐN cũng cần có đội ngũ cán bộ để tiến hành việc khảo sát đánh giá hoạt động TTĐN tại một số đơn vị bộ ngành quan trọng một số báo chí nước ngoài một số địa bàn nước ngoài dự kiến sẽ được tiến hành trong năm 2011 ông Nghiêm cho biết