Dịch vụ công trực tuyến: Tuyên truyền là ưu tiên số 1

Thứ năm - 11/11/2010 19:42

Số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến được cung cấp ngày càng lớn.

Số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến được cung cấp ngày càng lớn.
DIC-Có một thực tế đáng ngại là nhiều nơi, dù chính quyền đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhưng người dân, doanh nghiệp vẫn “chung thuỷ” với thói quen sử dụng văn bản thủ công.
Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến là nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam Nếu như trước năm 2000 số dịch vụ hành chính công trực tuyến cung cấp trên mạng tại Việt Nam hầu như chưa có thì đến tháng 12/2009 đã có 263 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 mức độ cho phép các mẫu đơn hồ sơ được điền và gửi trực tuyến số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 1 và mức độ 2 được cung cấp ngày càng lớn Riêng đối với dịch vụ công mức độ 4 thì hiện vẫn còn rất hạn chế Từ tháng 2/2010 TP.HCM đã trở thành địa phương đầu tiên cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4 mức cao nhất của hệ thống Chính phủ điện tử cho phép cấp phép họp báo hội thảo hội nghị có yếu tố nước ngoài trên trang tin điện tử của Sở TT&TT tại địa chỉ www.ict-hcm.gov.vn Đẩy mạnh tuyên truyền Theo đánh giá của lãnh đạo một số Sở TT&TT tại Hội thảo về đầu tư và quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng vốn ngân sách nhà nước khu vực phía Bắc do Bộ TT&TT tổ chức tại Phú Thọ đầu tháng 11/2010 bên cạnh thực tế các Bộ ngành địa phương sẵn sàng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân thì yếu tố then chốt không thể xem nhẹ chính là vấn đề tuyên truyền cho người dân doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích của dịch vụ hành chính công trực tuyến Về vấn đề này ông Vũ Trọng Quế PGĐ Sở TT&TT Nam Định nhấn mạnh Khi các địa phương đầu tư triển khai mạnh dịch vụ công trực tuyến đặc biệt là mức độ 3 và 4 thì công tác tuyên truyền nhận thức để người dân doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến phải là vấn đề được ưu tiên số 1 Bởi nếu người dân doanh nghiệp cứ mãi quen như vậy thì việc đầu tư cho dịch vụ công sẽ đứng trước nguy cơ lãng phí Cùng đó để việc cung cấp dịch vụ công mức độ 3 4 theo lộ trình Đề án Tăng tốc đặt ra đến năm 2015 và 2020 đạt được thành công một yếu tố cũng không kém quan trọng đó là vấn đề đảm bảo hạ tầng Internet có đảm bảo cho người sử dụng kết nối mọi lúc mọi nơi hay không Trao đổi tại Hội thảo Quốc gia về CNTT-TT diễn ra tại Nghệ An mới đây ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực CNTT đã nhận định rằng nếu người dân không tiếp cận được với hệ thống mạng để thụ hưởng dịch vụ công trực tuyến thì việc các Bộ ngành địa phương đầu tư cho lĩnh vực này cũng không có hiệu quả Chính vì thế vấn đề được đặt ra cho giai đoạn sắp tới đối với Việt Nam chính là cần phải phát triển mạnh hạ tầng cho phép Internet được vươn rộng tới mọi vùng miền trên cả nước Tuy nhiên đánh giá của đại diện Hội Tin học Việt Nam lạc quan cho rằng với thực trạng Internet băng rộng đang phát triển mạnh tại Việt Nam thông qua các nhà cung cấp dịch vụ như VNPT Viettel và FPT Telecom thì đến những năm 2015 2020 người dân và doanh nghiệp hoàn toàn có thể đủ điều kiện để sử dụng dịch vụ chỉ với một USB 3G kết nối Internet tốc độ cao nhỏ gọn Bên cạnh đó nhiều ý kiến cũng lưu ý để việc triển khai cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến tại các Bộ ngành địa phương ngày càng nhiều hơn mức độ cao hơn nếu chỉ bó hẹp ở người chuyên trách về CNTT thì chưa đủ mà còn rất cần sự ủng hộ quyết tâm vào cuộc của lãnh đạo cấp cao nhất của các đơn vị với tầm nhìn chiến lược Cần nghiên cứu kỹ nhu cầu Cùng với lộ trình Đề án Tăng tốc đặt ra nội dung Chương trình Quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng phê duyệt cũng nêu rõ Việt Nam đặt mục tiêu trong giai đoạn 2011-2015 có 100% các cơ quan Nhà nước từ cấp quận huyện Sở ban ngành hoặc tương đương trở lên có cổng hoặc trang thông tin điện tử cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 tới người dân và doanh nghiệp Như vậy đặt trong xu thế trên thì trong thời gian tới các trang thông tin cổng thông tin điện tử của nhiều Bộ ngành địa phương sẽ được đầu tư mạnh về dịch vụ hành chính công để cung cấp cho người dân doanh nghiệp Tuy nhiên có một vấn đề được đặt ra là các Bộ ngành và địa phương nên triển khai ra sao để đảm bảo hiệu quả cao nhất Cùng với Bình Phước Lào Cai hiện đang là địa phương cung cấp dịch vụ công cấp 3 nhiều nhất cả nước với 39 dịch vụ ngoài ra hiện tỉnh này cũng đang cung cấp 510 dịch vụ công cấp 1 và 689 dịch vụ công cấp 2 trao đổi về vấn đề này ông Tô Trọng Tôn Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Lào Cai nhấn mạnh Qua thời gian triển khai tại Lào Cai cho thấy hiện nay thời gian giải quyết một hồ sơ thủ tục đã giảm ít nhất là 40% so với thông thường Tuy nhiên tại Lào Cai vẫn gặp phải rào cản như người sử dụng chưa quen với việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến Từ thực tế này ông Tôn lưu ý đối với các địa phương Nếu là do chưa quen thì cần có thời gian tiếp cận tìm hiểu Nhưng nếu là do yếu tố liên quan đến nhu cầu thì vấn đề quan trọng là các địa phương phải nghiên cứu kỹ lưỡng trên cơ sở nhu cầu sử dụng của người dân doanh nghiệp để khi cung cấp sẽ đảm bảo tính hiệu quả cao nhất Hiện có thực tế đáng ngại là tại nhiều nơi dù chính quyền đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến online nhưng người dân doanh nghiệp vẫn không mặn mà mà chung thuỷ với thói quen sử dụng văn bản thủ công

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây