DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ năm - 11/11/2010 01:57
Chính phủ đang ấp ủ một loạt quyết sách thúc đẩy ngành CNTT Việt Nam tăng tốc thành nước mạnh về lĩnh vực này.
DIC-Chính phủ dự kiến sẽ đầu tư 2.347 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để hiện thực hóa các mục tiêu đặt ra trong Đề án sớm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về CNTT-TT giai đoạn 2015-2020.
Bộ TT&TT đang xây dựng dự thảo Chương trình quốc gia phát triển CNTT Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Đây là chương trình cụ thể hóa các mục tiêu của Đề án sớm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về CNTT-TT giai đoạn 2015-2020 đã được http://www.ictnews.vn/Home/thoi-su/Thu-tuong-phe-duyet-De-an-dua-Viet-Nam-thanh-nuoc-manh%C2%A0CNTT/2010/09/2SVMC7131872/View.htm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Theo dự thảo Chương trình hiện được Bộ TT&TT xin ý kiến người dân qua website Chính phủ sẽ đầu tư 2.347 tỷ đồng lấy trực tiếp từ nguồn ngân sách Nhà nước để triển khai các dự án và đề án phát triển ngành CNTT Cụ thể đó là Dự án điều tra thống kê CNTT Đề án hỗ trợ đào tạo tiếng Anh Dự án chuẩn hóa nguồn nhân lực CNTT Đề án xây dựng thương hiệu quốc gia Đề án cung cấp máy tính giá rẻ Dự án hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế Đề án phát triển sản phẩm CNTT trọng điểm Đề án phát triển sản phẩm CNTT chuyên ngành Để triển khai các dự án và đề án trên dự thảo Chương trình nêu ra một loạt giải pháp nếu được thực thi sẽ tháo gỡ nhiều rào cản của ngành CNTT Việt Nam hiện nay Trong đó những giải pháp chính được nêu ra trong dự thảo Chương trình gồm Tăng đầu tư để http://www.ictnews.vn/Home/kinh-doanh/Phan-mem-Viet-Nam-tu-PR-rat-kem/2010/10/1SVCM849054/View.htm tiếp thị cho ngành CNTT Để tăng cường xúc tiến thương mại cho công nghiệp CNTT Việt Nam Bộ Công thương hàng năm bố trí ít nhất 15-20% tổng kinh phí Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia cho công nghiệp CNTT tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để xúc tiến thương mại cho công nghiệp CNTT các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư cho công nghiệp CNTT đặc biệt tại các thị trường quốc tế còn chưa khai thác như các nước Đông Nam Á các nước Đông Âu Nam Mỹ và Châu Đại Dương Bên cạnh đó Bộ TT&TT cũng sẽ có Đề án xây dựng thương hiệu quốc gia cho công nghiệp CNTT Việt Nam Bơm vốn và ưu đãi cho các doanh nghiệp CNTT mạnh Bộ TT&TT sẽ xây dựng danh mục các doanh nghiệp mạnh về CNTT Các doanh nghiệp có trong danh mục này sẽ được ưu tiên vay vốn với lãi suất ưu đãi từ các ngân hàng thương mại nhà nước từ nguồn vốn ODA nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và nguồn trái phiếu Chính phủ huy động trên thị trường tài chính quốc tế Nhà nước cũng sẽ đầu tư vốn vào các doanh nghiệp mạnh về CNTT có ảnh hưởng chi phối thị trường Bên cạnh đó các doanh nghiệp mạnh này còn được Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước ưu tiên đầu tư Không chỉ có ưu đãi về vốn và đầu tư các doanh nghiệp mạnh về CNTT trong nước còn được tham gia làm tổng thầu thực hiện một số dự án lớn về CNTT dùng nguồn vốn ngân sách nhà nước và được ưu tiên tham gia thực hiện các dự án thuộc Chương trình quốc gia phát triển CNTT Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Đào tạo CNTT bằng tiếng Anh Bộ GD-ĐT sẽ chủ trì đề án hỗ trợ đào tạo tiếng Anh trong các khoa CNTT giai đoạn từ 2011-2015 Theo đó việc đào tạo tiếng Anh sẽ được tăng cường tại các khoa CNTT ở những trường trọng điểm như Đại học Bách Khoa Hà Nội Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM Mục tiêu là đến năm 2015 có ít nhất 30% số sinh viên tham gia học các môn chuyên ngành về CNTT tại các trường đại học trọng điểm được đào tạo bằng tiếng Anh Các sinh viên học CNTT sẽ được vay vốn để tham gia các khóa đào tạo tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo có uy tín do người nước ngoài giảng dạy và học văn bằng 2 về tiếng Anh Phát triển sản phẩm và dịch vụ CNTT trọng điểm Bộ TT&TT sẽ xây dựng danh mục và cập nhật danh mục sản phẩm và dịch vụ CNTT trọng điểm Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm và dịch vụ CNTT trọng điểm được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa 85% tổng mức vốn đầu tư của dự án được Chính phủ xem xét bảo lãnh vốn vay nước ngoài cho từng trường hợp cụ thể Đặc biệt các dự án đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước mua sắm các sản phẩm CNTT trọng điểm sẽ được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu Ngoài ra các sản phẩm này còn được ưu đãi miễn thuế suất thuế nhập khẩu hoặc áp dụng mức thuế suất sàn trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia đối với các loại vật tư trang thiết bị nhập khẩu để sản xuất sản phẩm CNTT trọng điểm Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ quốc gia cũng sẽ có ưu tiên hỗ trợ các dự án sản xuất sản phẩm CNTT trọng điểm do các doanh nghiệp trong nước đầu tư đặc biệt đối với các chi phí nghiên cứu phát triển thiết kế chuyển giao công nghệ mua bản quyền thuê chuyên gia trong và ngoài nước Hỗ trợ doanh nghiệp làm R&D Theo dự thảo Chương trình các tập đoàn và tổng công ty nhà nước về viễn thông CNTT được khấu trừ từ nguồn kinh phí hàng năm phải nộp ngân sách nhà nước các chi phí đầu tư cho nghiên cứu phát triển về CNTT Bên cạnh đó các Bộ ngành địa phương bố trí ít nhất 20% kinh phí hàng năm dành cho khoa học công nghệ để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển về CNTT Ngân sách hàng năm của nhà nước đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ tại các doanh nghiệp sẽ được tăng dần tỷ lệ đầu tư các cho doanh nghiệp CNTT chú trọng đầu tư cho các doanh nghiệp tư nhân Khoán chi CNTT và cơ hội cho nguồn mở Chính phủ sẽ thực hiện khoán chi hành chính trong mua sắm sử dụng sản phẩm dịch vụ CNTT trong các cơ quan và tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức thực hiện việc khoán chi về CNTT Giải pháp này được coi là động lực thúc đẩy các cơ quan nhà nước nhà nước hướng tới phần mềm nguồn mở để tiết kiệm chi phí Bên cạnh đó Chính phủ cũng có kế hoạch thành lập và đầu tư xây dựng Trung tâm thúc đẩy phần mềm nguồn mở có đủ biên chế và cơ sở vật chất để tư vấn hỗ trợ người sử dụng kiểm định và đánh giá các phần mềm nguồn mở đề xuất các cơ chế chính sách về phần mềm nguồn mở