DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Chủ nhật - 07/08/2016 20:41
DIC- Ngày 03/8/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Kế hoạch Chiến lược văn hóa đối ngoại tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người; nét văn hóa đặc sắc tỉnh Điện Biên đến bạn bè quốc tế; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại, du lịch, góp phần thức đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN của tỉnh.
/uploads/news/2016_08/123.png Một tiết mục Văn nghệ trong Lễ hội Hoa Ban năm 2016 Mục tiêu đặt ra đến năm 2020 là: Tổ chức, tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật đối ngoại, đa dạng để quảng bá bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc trên địa bàn tỉnh ra thế giới: Tổ chức tốt Lễ hội Hoa Ban, Lễ hội đua thuyền đuôi én hằng năm; tổ chức 12 cuộc giao lưu văn hóa với các điạ phương các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có 08 cuộc giao lưu với cấp huyện các tỉnh Bắc Lào; tạo điều kiện để các tổ chức quốc tế, cơ quan văn hóa, du lịch nước ngoài giới thiệu về hình ảnh, vùng đất, con người, văn hóa du lịch tại Điện Biên... Đến năm 2030, tiếp tục duy trì đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, và ngày càng hợp tác toàn diện; mở rộng các hoạt động văn hóa đối ngoại của tỉnh với các nước khác trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á và Châu Âu. Để thực hiện các mục tiêu chiến lược trên, kế hoạch đề ra 6 nhóm giải pháp cụ thể: Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về văn hóa đối ngoại; đẩy mạnh quảng bá hình ảnh địa phương; tuyên truyền nâng cao lý luận và nhận thức về văn hóa đối ngoại; đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; gắn kết các hoạt động văn hóa với kinh tế, chính trị đối ngoại; gắn kết các hoạt động văn hóa đối ngoại với công tác về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Tổng nhu cầu kinh phí dự kiến cho thực hiện kế hoạch chiến lược này cần khoảng gần 100 tỷ VNĐ, chia làm 02 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2016 - 2020 cần 32,220 tỷ VNĐ, giai đoạn tầm nhìn đến năm 2030 cần 67,650 tỷ VNĐ.