DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ năm - 26/09/2013 21:33
DIC-Điện Biên là một tỉnh miền núi, biên giới, kinh tế khó khăn hơn 90% kinh phí hoạt động do ngân sách Trung ương cấp, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn lại cách xa các trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội do đó thị trường in của Điện Biên nhỏ, nhu cầu in ấn không nhiều. Đến nay, trên địa bàn tỉnh không có nhà xuất bản, chỉ có 3 cơ sở in được cấp phép hoạt động in xuất bản phẩm (01 cơ sở do Cục Xuất bản - Bộ TTTT cấp phép, 02 cơ sở do Sở TTTT cấp phép), 01 cơ sở được cấp phép in vàng mã đều tập trung trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.
Qua theo dõi về cơ bản, hoạt động in xuất bản phẩm trên địa bàn khá ổn định, ít xảy ra tình trạng in lậu, in nối bản. Việc in ấn xuất bản phẩm được quản lý chặt chẽ thông qua công tác thẩm định cấp phép xuất bản của Sở Thông tin và Truyền thông, phối hợp với các cơ quan liên quan, đội phòng chống in lậu tỉnh, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch hoặc đột xuất.Ngoài ra, do nhu cầu của cơ chế thị trường, trên địa bàn tỉnh có khoảng 60 cơ sở in (gồm cả doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình) không thuộc diện phải cấp phép cùng tham gia hoạt động kinh doanh về lĩnh vực in nằm rải rác tại các khu dân cư và các địa phương trong tỉnh. Trong đó, đã có một số cơ sở in mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, máy móc nhưng sản phẩm in chủ yếu là các biển hiệu quảng cáo, nhãn hàng hóa bán lẻ, phong bì, giấy khen, bưu thiếp, bảng biểu phục vụ công tác văn phòng, thống kê… của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại địa phương. Hoạt động in tư nhân góp phần làm phong phú thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu in ấn của các tổ chức, cá nhân trong tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người lao động.Tuy nhiên công tác quản lý nhà nước lại bộc lộ một số bất cập do việc quản lý đối với các cơ sở được cấp phép hoạt động in và cơ sở thuộc diện không phải cấp phép không cùng một khung pháp lý thống nhất. Trong khi cơ sở được cấp phép hoạt động in chịu sự điều chỉnh của Luật Xuất bản và Nghị định 105/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì các cơ sở in không tham gia in xuất bản phẩm, tem chống giả, báo chí…không cần xin phép hoạt động in chỉ đăng ký kinh doanh ngành nghề in, xác nhận đủ điều kiện về ANTT là được hoạt động, không bị quản lý bằng pháp luật chuyên ngành in. Đặc biệt là các cơ sở in thủ công, hiện nay tại các văn bản quy phạm pháp luật chưa có quy định cụ thể. Về việc quản lý đối tượng này cán bộ làm công tác quản lý nhà nước lĩnh vực xuất bản ở địa phương còn mỏng, việc phân tách chức năng thanh, kiểm tra các cơ sở in giữa sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chưa rõ ràng mặt khác trong tổ chức hoạt động kinh doanh các cơ sở in thuộc diện không phải cấp phép có quy mô nhỏ, in thủ công tại gia đình và photocoppy còn phải chịu sự thanh kiểm tra của nhiều cơ quan có liên quan mỗi cơ quan lại có chức năng riêng như: Quản lý Thị trường, Công an, phòng Văn hóa - Thông tin dẫn đến sự chồng chéo trong quản lý nên hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực in chưa cao. Luật Xuất bản số 19/2012/QH13 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20/11/2012 có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2013 thay thế Luật Xuất bản số 30/2004/QH11 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 12/2008/QH12 nên chưa có Nghị định, Thông tư hướng dẫn chi tiết để các địa phương làm căn cứ quản lý hoạt động in trên địa bàn theo đúng quy định.Năm 2012, Sở Thông tin và Truyền thông đã tiến hành 2 cuộc kiểm tra về hoạt động ngành in phát hiện một số cơ sở in (in lưới, in quảng cáo, photocopy) không thực hiện đúng các quy định về hoạt động in như: Không trang bị phòng cháy chữa cháy; địa điểm kinh doanh không đúng với giấy phép kinh doanh; không có hợp đồng in; sổ nhật ký in ghi còn sơ sài, cá biệt có cơ sở in không được cấp phép in xuất bản phẩm vẫn nhận in xuất bản phẩm (tờ rời, tờ gấp, tranh ảnh phục vụ công tác giảng dạy)…Để từng bước tăng cường công tác quản lý hoạt động in Sở Thông tin và Truyền thông hằng năm đã xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh. Rà soát, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật lĩnh vực xuất bản tập trung vào đối tượng các cơ sở in diện không phải cấp phép. Thông qua hoạt động thanh, kiểm tra nhắc nhở, chấn chỉnh những cơ sở chưa tuân thủ các quy định của pháp luật, phát hiện, ngăn chặn xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực in. Năm 2013, nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực in tuân thủ đúng pháp luật, Sở Thông tin và Truyền thông cập nhật và triển khai kịp thời đến cơ sở in về việc tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý về hoạt động in do Trường Cao đẳng Công nghiệp In (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức.Trong thời gian tới Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan và phòng Văn hoá - Thông tin các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tập huấn nghiệp vụ, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật kết hợp với tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động in theo qui định của pháp luật trong quá trình sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. /uploads/news/2013_09/1_14.jpg Đoàn thanh tra Sở TT&TT kiểm tra một số sản phẩm in tại tổ sản xuất Công ty TNHH In Điện Biên (Ảnh: M.Đức)