Sản phẩm OCOP mật ong của Hợp tác xã Ong mật Ðiện Biên được công nhận đạt 4 sao.
Theo đó Kế hoạch đã đề ra các mục tiêu cụ thể và một số nội dung trọng tâm cần thực hiện như: Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của 28 tổ chức kinh tế đã tham gia chương trình năm 2019,2020, 2021; phát triển thêm ít nhất 06 tổ chức kinh tế (HTX, Doanh nghiệp vừa và nhỏ) tham gia chương trình OCOP. Củng cố nâng cao chất lượng 44 sản phẩm OCOP đã được chứng nhận năm 2019, 2020, 2021. Phát triển nâng cấp 01 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao, phát triển mới 31 sản phẩm và chứng nhận lại lần 02 cho 25 sản phẩm OCOP hết hiệu lực về thời gian chứng nhận năm 2019. Đào tạo, tập huấn cho các Chủ thể tham gia Chương trình OCOP về chuyên môn quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh,marketing, quản trị chất lượng sản phẩm, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm...
Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại thông qua các hình thức như: Thông qua các phương thông tin đại chúng; tổ chức và tham gia hội chợ, hội thảo để tập trung giới thiệu, quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP; ưu tiên hỗ trợ, cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, định hướng áp dụng công nghệ 4.0 trong quảng bá và tiếp thị.
Song song với đó là nâng cao chất lượng hệ thống tổ chức điều hành; triển khai, thực hiện Chu trình OCOP thường niên; củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu OCOP...
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh chủ động phối hợp cùng các sở, ngành, UBND cấp huyện, chủ thể và các tổ chức có liên quan thực hiện tốt các nội dung, hoạt động của Đề án./.