DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ năm - 29/09/2011 21:08
DIC - Sáng nay 25/9/2011, trên kênh VTC2 đài truyền hình kỹ thuật số VTC đã phát sóng chương trình Nhân vật sự kiện thông tin và truyền thông số tháng 9/2011. Chương trình lần này có chủ đề: "Mạng điện thoại có định có cần giải cứu".
Chương trình có sự tham gia của hai khách mời TS Mai Liêm Trực Nguyên thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông Ông Phan Hoàng Đức Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT Một doanh nghiệp viễn thông hiện đang chiếm đến 78 6% thị phần thuê bao điện thoại cố định tại Việt Nam Cách đây 5-7 năm tốc độ phát triển thuê bao điện thoại cố định và di động ở Việt Nam đạt tỷ lệ 50-50 Nhưng giờ điện thoại cố định đang phải đứng trước bài toán khó phát triển làm sao đây khi lượng người dùng dịch vụ ngày một giảm sút mạnh Cứ mỗi năm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định của Việt Nam lại mất hàng trăm nghìn thuê bao Không chỉ thuê bao ở các khu vực thành thị rời bỏ mạng mà cả người dân ở vùng nông thôn thậm chí vùng sâu vùng xa cũng bỏ mạng cố định chuyển sang dùng mạng điện thoại di động Nếu như vào năm 2005 tỷ lệ thuê bao điện thoại cố định và di động là 50 50 thì đến hết tháng 8/2011 số lượng thuê bao di động đạt hơn 113 triệu trong khi thuê bao cố định chỉ còn 15,5 triệu Tính đến hết tháng 8/2011 số lượng thuê bao cố định phát triển mới trong cả nước chỉ bằng một phần tư so với cùng kỳ năm ngoái Doanh nghiệp đang kinh doanh điện thoại cố định liên tục kêu lỗ nhiều doanh nghiệp đã được cấp phép cung cấp dịch vụ cố định thì chỉ đăng ký để giữ chỗ hoặc chỉ triển khai cung cấp ở phạm vị hẹp Câu hỏi được đặt ra phải chăng điện thoại cố định đã hết thời Đây không còn là mảnh đất kinh doanh màu mỡ nữa cho các nhà mạng Trước thực trạng này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh mạng điện thoại cố định từ 1/10/2011 tới cước kết nối từ mạng cố định sang mạng di động được Bộ Thông tin và Truyền thông điều chỉnh tăng lên từ 270 đồng/phút lên 415 đồng/phút Liệu giải pháp có đủ mạnh để giải cứu mạng điện thoại cố định Và liệu mạng điện thoại cố định có cần được giải cứu Liệu phương án này có phải là một cái phao để giải cứu cho mạng điện thoại cố định đang bị sụt giảm nghiêm trọng hay không Dưới đây là nội dung của cuộc giao lưu Dẫn chương trình Ngày hôm nay chúng ta nói về một chủ đề vừa cũ lại vừa mới Cũ là vì sự sa sút của điện thoại cố định là điều mà báo chí đã nhắc đến từ lâu Và nếu tôi không nhầm thì VNPT là Tập đoàn có nhiều ý kiến trên báo chí về vấn đề này Mới là vì hiện nay vẫn chưa có một giải pháp nào thực sự toàn diện cho bài toán phát triển điện thoại cố định Thời điểm này ngay cả những người dân ở vùng sâu vùng xa hiện cũng không còn mấy mặn mà với mạng điện thoại cố định Tôi muốn biết suy nghĩ của 2 vị khách mời là như thế nào sau khi xem xong clip này http://mic.gov.vn/tintucsukien/tintonghop/PublishingImages/gltt4.jpg Ts Mai Liêm Trực Nguyên Tổng cục trưởng TCBĐ Thứ trưởng thường trực Bộ BCVT TS Mai Liêm Trực Tất nhiên sẽ còn nhiều bình luận về hiện trạng của dịch vụ điện thoại cố định tuy nhiên về cảm giác tôi thấy có buồn song đồng thời cũng có niềm vui Vui bởi lẽ hơn 10 năm trước để có được một chiếc máy điện thoại cố định ở thành phố cũng như nông thôn là rất vất vả khó khăn Lúc đó còn xảy ra hiện tượng cháy số tổng đài không đủ dung lượng tổng đài phục vụ cho người dân Nhưng nay do điện thoại di động phát triển quá nhanh giá cước lại rẻ đặc biệt là khi chúng ta mở cửa thị trường có sự cạnh tranh các doanh nghiệp tận dụng tối đa thị trường tạo điều kiện cho người dân nông thôn những người dân nghèo như anh xe ôm chị đồng nát cũng có thể sử dụng dịch vụ điện thoại di động Đây là thể hiện sự lớn mạnh rất nhanh trên thị trường di động Đó là niềm vui của Việt Nam nói chung và lĩnh vực thông tin di động nói riêng Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều thừa nhận điều này Còn nỗi buồn điện thoại cố định của chúng ta cũng có những đặc điểm ưu việt riêng của nó chúng ta đã đầu tư để phát triển nhưng hiện giờ số người sử dụng dịch vụ điện thoại cố định giảm rất nhanh Đó chính là sự trăn trở của chúng tôi Ông Phan Hoàng Đức Trước hết tôi rất chia sẻ với phát biểu của tiến sĩ Mai Liêm Trực Là doanh nghiệp trực tiếp quản lý và khai thác mạng điện thoại cố định theo tôi trước tình trạng này đầu tiên đó cũng là một tín hiệu vui vì chúng ta đã có một sản phẩm dịch vụ khác tốt hơn rẻ hơn để thay thế dịch vụ dịch vụ truyền thống cố định trước đây Việc này cũng đặt ra với những nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định như chúng tôi những trăn trở Và chắc chắn phải có những giải pháp để làm sao tiếp tục phát huy được những lợi thế của dịch vụ truyền thống cố định mà chúng ta đã đầu tư Theo ước tính của VNPT thì mấy năm trở lại đây mỗi năm VNPT mất đi khoảng 1 triệu thuê bao điện thoại cố định Con số này có chính xác không thưa ông Phan Hoàng Đức http://mic.gov.vn/tintucsukien/tintonghop/PublishingImages/gltt1.jpg Ông Phan Ho� ng Đức Ông Phan Hoàng Đức Đây đúng là thực tế Nếu như vào khoảng năm 2005 khi điện thoại cố định đang ở thời kỳ phát triển nhất chúng tôi có khoảng 20 triệu thuê bao Giờ chúng tôi còn có khoảng 12,5 triệu thuê bao cố định Bình quân mỗi năm lượng thuê bao giảm khoảng 1 triệu Và không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới người dùng mạng điện thoại cố định cũng đang bị thu hẹp dần Theo hai vị khách mời thì tại sao mạng cố định lại không thể duy trì được vị thế của nó như trước đây nó bị sa sút nhanh đến như vậy TS Mai Liêm Trực Phải nói rằng điện thoại cố định của Việt Nam trong ba năm 2008 2009 2010 có sự suy giảm nhanh Một là do di động chúng ta phát triển rất nhanh Do giá cước dịch vụ di động giảm nhanh mặt khác các dịch vụ giá trị gia tăng trên di động cũng khá phong phú đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng Cấu trúc giá dịch vụ hiện giờ cũng đã hoàn toàn khác so với cách đây 10 năm Do đó sức hấp dẫn của điện thoại di động đã cuốn hút người tiêu dùng và họ chuyển sang sử dụng dịch vụ di động rất nhiều Và vì vậy dịch vụ điện thoại cố định bị giảm đó là một quy luật tất yếu Nhưng điện thoại cố địnhsẽ không bị biến mất mà vẫn giữ được mức độ nhất định Vì điện thoại cũng vẫn có những lợi thế riêng của mình Ở Việt Nam điện thoại cố định giảm nhanh hơn thế giới do không chỉ bởi doanh nghiệp mà cả cơ quan quản lý nhà nước chưa theo kịp với sự phát triển của công nghệ và thị trường Một lý do nữa khiến điện thoại cố định ở Việt Nam giảm nhanh đó là do Việt Nam chúng ta còn nghèo nên khi sử dụng dịch vụ di động thì không dùng cố định nữa Nhưng với các quốc gia phát triển họ vẫn giữ cả điện thoại cố định mặc dù đã có di động Vì thực tế việc trả tiền cho điện thoại cố định hàng tháng không đáng là bao nhiêu Thực tế hiện nay ở các thành phố lớn của Việt Nam các gia đình dù mỗi người đã có 1-2 chiếc di động nhưng vẫn giữ cả máy điện thoại cố định nữa Điện thoại cố định vẫn có lợi thế riêng của nó Chẳng hạn như hiện nay các doanh nghiệp quảng cáo nếu như không in trong name card của họ số điện thoại cố định thì sẽ bị cho là không đảm bảo Chưa nói tới chuyện an toàn an ninh mà chỉ cần nói tới việc đảm bảo thông tin tiện ích cho người sử dụng thì dù điện thoại cố định có giảm nhưng sẽ đến lúc nào đó 20 triệu gia đình và vài ba triệu doanh nghiệp của Việt Nam chắc chắn vẫn phải cần tới chiếc điện thoại cố định Ngoài ra trên thực tế việc sụt giảm thuê bao điện thoại cố định lại là một sự chuyển hóa Ở VNPT các địa phương có những nơi doanh nghiệp mất đi 20 ngàn thuê bao điện thoại cố định nhưng thay vào đó lại phát triển mới được 20 ngàn thuê bao băng rộng Điều này cho thấy đó là sự chuyển hóa sự không nhất thiết là sụt giảm PV Có một nguyên nhân khiến thị trường này kém phát triển đó là cách tính cước cho thị trường này đang khiến cho các doanh nghiệp phải chịu nhiều thiệt thòi Ông Phan Hoàng Đức Về giá cước kết nối có giá cước thuê bao và giá cước dịch vụ do thị trường quyết định Thời điểm 1/10/2011 sẽ có điều chỉnh cước kết nối giữa 2 mạng di động và cố định Từ 2003 Việt Nam bắt đầu áp dụng cước kết nối theo kinh nghiệm thế giới Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý và điều tiết cước kết nối Doanh nghiệp thống nhất coi cước kết nối là công cụ điều tiết về thị trường của các nhà khai thác trong lĩnh vực viễn thông Mục tiêu trong cước kết nối tạo thị trường công bằng giữa các doanh nghiệp Giá cước kết kết nối giữa mạng cố định và di động tại thời điểm này cần điều chỉnh để có sự hỗ trợ cho mạng cố định đang suy giảm kể cả sản lượng và doanh thu Xin có một câu hỏi tới TS Mai Liêm Trực người đã từng giữ cương vị cao nhất ngành Bưu điện Cơ quan quản lý nhà nước có phải chịu trách nhiệm về trong vấn đề này không TS Mai Liêm Trực Cơ quan quản lý nhà nước sẽ chịu trách nhiệm rất cao trong toàn bộ hoạt động ngành viễn thông nếu môi trường đó là độc quyền còn nếu là thị trường cạnh tranh thì cơ quan quản lý nhà nước chỉ đóng vai trò về chính sách và luật pháp còn quyết định đầu tư hoàn toàn do doanh nghiệp Trong lĩnh vực quản lý nhà nước các cơ quan đã thực thi rất đúng hướng đẩy mạnh sự phát triển của thị trường viễn thông CNTT thu hút đầu tư nước ngoài thành công Đưa các dịch vụ Internet vào Việt Nam mở rộng thị trường viễn thông trong nước tạo cạnh tranh bình đẳng Những vấn đề nghiệp vụ trong một số lĩnh vực nhất định như quản lý tần số kho số cước kết nối trong điều kiện ảnh hưởng kinh tế xã hội hoặc trong thị trường chưa thật sự cạnh tranh nhà nước phải can thiệp Đứng về mặt giá cước phải điều chỉnh trên cơ sở giá thành chi phí thực chứ không phải do thấy doanh nghiệp lỗ thì điều chỉnh ngoài ra về quản lý khuyến mại thông tin di động bán dưới giá thành làm thị trường viễn thông bị ảnh hưởng nhất là thị trường cố định Ông Phan Hoàng Đức Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến phát biểu của tiến sĩ Mai Liêm Trực Đó là thực tế thôi Khi dịch vụ điện thoại di động ra đời công nghệ thì hiện đại nhiều tiện ích cho người dùng chất lượng đảm bảo giá cả bình dân điều đặc biệt là thói quen sử dụng của khách hàng Việt Nam dịch vụ điện thoại di động còn mang tính chất cá nhân sử dụng mọi lúc mọi nơi Do vậy vấn đề thay thế của loại hình dịch vụ này cũng là một phần Phần khác đáp ứng tốt các yêu cầu thực tiễn của khách hàng Dịch vụ điện thoại di động đã thay thế được dịch vụ điện thoại cố định trong một số lĩnh vực