Ban hành Nghị định “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Viễn thông”

Thứ ba - 04/10/2011 02:39
DIC - DIC-Ngày 20/09/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2011/NĐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Viễn thông”. Theo đó, Nghị định này quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động viễn thông, bao gồm đầu tư, kinh doanh viễn thông; viễn thông công ích; quản lý viễn thông; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông.
Nghị định quy định cụ thể hình thức và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm như vi phạm các quy định về kinh doanh viễn thông viễn thông công ích thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông giấy phép viễn thông các quy định kết nối và chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông về tài nguyên viễn thông các quy định về quản lý chất lượng giá cước và khuyến mại dịch vụ viễn thông các quy định về công trình viễn thông Trong đó mức phạt tiền nặng nhất trong Nghị định này là từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một số hành vi như sau không có giấy phép hoặc cho thuê cho mượn thuê mượn giấy phép đối với một trong các trường hợp như thiết lập mạng viễn thông công cộng cung cấp dịch vụ viễn thông Nắm cổ phần chi phối không đúng quy định đối với doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng do Nhà nước nắm cổ phần chi phối Đồng thời sở hữu trên mức quy định đối với vốn điều lệ hoặc cổ phần trong hai hay nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau cùng kinh doanh dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định đối với các hành vi không thực hiện cam kết đầu tư Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu sử dụng thông tin của doanh nghiệp khác để cạnh tranh không lành mạnh Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu thực hiện bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông là 01 năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính tổ chức cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hay phạt tiền Tùy theo tính chất mức độ vi phạm tổ chức cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép tịch thu tang vật phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính Ngoài các hình thức xử phạt chính xử phạt bổ sung tổ chức cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hay nhiêu các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu buộc tiêu hủy vật phẩm buộc thu hồi hoàn trả kinh phí Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/12/2011

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây