Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu Quốc gia làm việc với UBND tỉnh

Chủ nhật - 06/12/2020 07:15

Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu Quốc gia làm việc với UBND tỉnh

DIC - Chiều 4/11, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) do đồng chí Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về tình hình thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh.
Làm việc với đoàn về phía tỉnh Điện Biên có các đồng chí: Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Chu Xuân Trường - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở TT&TT; lãnh đạo một số sở ban, ngành tỉnh; đại diện các doanh nghiệp hoạt động Bưu chính, Viễn thông trên địa bàn. /uploads/news/2020_12/482fd570f34b02155b5a.jpg Đồng chí Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu Quốc gia. Tại hội nghị, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG cùng với lãnh đạo UBND tỉnh và đại diện các sở đã tập trung trao đổi, thảo luận đánh giá về kết quả thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM) và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Tình hình công tác TT&TT và kết quả xây dựng Chính quyền điện tử năm 2020, 1 năm thực hiện Biên bản ghi nhớ giữa Bộ TT&TT và UBND tỉnh về Hợp tác phát triển TT&TT. Hết tháng 11/2020, toàn tỉnh có 33/115 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM; trong đó có 19 xã đạt chuẩn NTM và 14 xã cơ bản đạt chuẩn NTM. Ước đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 21 xã đạt chuẩn NTM (đạt 18,26%), 22 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 30 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 42 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí; số tiêu chí đạt bình quân 11,7 tiêu chí/xã. Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Điện Biên lựa chọn 1 xã NTM kiểu mẫu và ước đến hết năm 2020 sẽ có 1 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao. Thực hiện Đề án 29 xã biên giới, hiện nay, toàn tỉnh đã có 8 xã được công nhận đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM… Về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, toàn tỉnh hiện còn 5 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/NQ-CP; 2 huyện hưởng 70% chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng huyện nghèo theo Quyết định 293/QĐ-TTg; 97 xã đặc biệt khó khăn và 2 thôn bản đặc biệt khó khăn hưởng chính sách Chương trình 135. Đến nay, toàn tỉnh còn hơn 43.000 hộ nghèo, giảm 15,09% so với năm 2015. Ước đến cuối năm 2020, GRDP bình quân đầu người đạt 38,25 triệu đồng/người/năm… Các thành viên trong Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG đã chia sẻ những khó khăn với tỉnh Điện Biên, mắt khác cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đề nghị tỉnh Điện Biên tiếp tục quan tâm ưu tiên kinh phí tập trung thực hiện các chương trình, tránh đầu tư dàn trải; chọn những địa bàn triển khai các chương trình cho hợp lý, phù hợp theo phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”; quan tâm đến vốn sự nghiệp để giải ngân cho các địa phương; Sở TT&TT tham mưu cho UBND tỉnh rà soát lại các chương trình về TT&TT; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cần triển khai nhiều giải pháp đa dạng hóa sinh kế cho người dân… Về phía tỉnh Điện Biên, lãnh đạo UBND tỉnh và đại diện các sở cũng nêu ra thực trạng và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình MTQG như: Một số tiêu chí (môi trường, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo…) trong xây dựng NTM rất khó thực hiện; hỗ trợ sinh kế đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm song trình độ dân chí thấp nên hiệu quả thực hiện chưa cao… Các đại biểu cũng đề nghị Đoàn kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm, ưu tiên kinh phí, tăng thêm mức hỗ trợ đầu tư thực hiện các chương trình MTQG; sớm ban hành các cơ chế chính sách đặc thù thực hiện Chương trình MTQG năm 2021… Đề nghị Ban Chỉ đạo sớm thống nhất kiện toàn bộ máy tham gia giúp việc các chương trình MTQG cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng chuyên trách… /uploads/news/2020_12/66250267245cd5028c4d.jpg Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Anh Tuấn phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ TT&TT chúc mừng những kết quả bước đầu mà tỉnh Điện Biên đã đạt được trong quá trình thực hiện các chương trình MTQG. Đồng thời cũng đề nghị tỉnh Điện Biên tiếp tục đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cấp hạ tầng thông tin và rà soát lại các chương trình trên địa bàn tỉnh… Trước những khó khăn của tỉnh, thời gian tới, Đoàn công tác sẽ kiến nghị bố trí vốn ưu tiên hỗ trợ, giúp đỡ tỉnh Điện Biên thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn; tổng hợp báo cáo những kiến nghị, đề xuất của tỉnh Điện Biên tới Chính phủ, các bộ, ngành liên quan. /uploads/news/2020_12/0aced98dffb60ee857a7_1.jpg Đại diện lãnh đạo Viện Chiến lược, Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT trình bày định hướng phát triển ngành TT&TT và chương trình chuyển đổi số quốc gia. Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển thông tin và truyền thông giai đoạn 2021 – 2025 Cũng trong buổi làm việc, Bộ TT&TT và UBND tỉnh Điện Biên đã tiến hành ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển thông tin và truyền thông giai đoạn 2021 – 2025. /uploads/news/2020_12/e071bd2e9b156a4b3304.jpg Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Anh Tuấn và Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển thông tin và truyền thông giai đoạn 2021 – 2025. Việc ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển thông tin và truyền thông giai đoạn 2021 – 2025 nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ở Trung ương và địa phương để hợp tác thúc đẩy phát triển lĩnh vực thông tin và truyền thông tại tỉnh Điện Biên. Theo nội dung biên bản ký kết giữa Bộ TT&TT và UBND tỉnh Điện Biên, hai bên cùng phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong triển khai các hoạt động hợp tác chung: Tham vấn, đóng góp ý kiến, chia sẻ các thông tin; phối hợp trong công tác thực thi quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh; tổ chức các hội nghị, hội thảo do hai bên đồng bảo trợ; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông; triển khai các chương trình, đề án, dự án về thông tin và truyền thông tại địa phương. /uploads/news/2020_12/6005dc5efa650b3b5274.jpg Bộ TT&TT trao tặng phương tiện nghe – xem và máy tính trị giá 1 tỷ đồng cho các xã nghèo trên địa bàn tỉnh. Nhân dịp này, Bộ TT&TT trao tặng phương tiện nghe - xem và máy tính trị giá 1 tỷ đồng cho các xã nghèo trên địa bàn tỉnh./.

Tác giả: Tin, ảnh: Tử Long

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây