DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ hai - 14/12/2009 03:10
Nhiều ý kiến đề nghị có chế tài xử lý những người có trách nhiệm cung cấp thông tin (người phát ngôn) của các đơn vị, cơ quan không chịu hợp tác hay cung cấp thông tin cho báo chí.
Ngày 12/12 tại Thừa Thiên Huế Bộ TT&TT đã tổ chức hội thảo Đánh giá việc thực hiện Luật Báo chí hiện hành và những kiến nghị đề xuất cần sửa đổi bổ sung Luật Báo chí với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương các cơ quan chức năng của Bộ TT&TT Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam Phát biểu khai mạc Hội thảo Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn nêu 15 vấn đề cần ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Báo chí mới Đối tượng và điều kiện được thành lập cơ quan báo chí Việc thành lập Quỹ hỗ trợ báo chí Việc đảm bảo quyền tự do báo chí tự do ngôn luận trên báo chí và trách nhiệm của cơ quan tổ chức đối với quyền tự do báo chí quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan chủ quản báo chí Tiêu chuẩn nhiệm vụ quyền hạn và tên gọi của người đứng đầu cơ quan báo chí Việc cấp giấy phép thành lập cơ quan báo chí xuất bản thêm ấn phẩm báo chí đặc san phụ san hay mở thêm kênh hệ phát hành truyền hình chuyên trang của báo điện tử hiệu lực của các loại giấy phép Mô hình hoạt động của cơ quan báo chí Tài chính của cơ quan báo chí Liên kết trong hoạt động báo chí Văn phòng đại diện và phóng viên thường trú Việc quản lý về vấn đề họp báo Xuất nhập khẩu báo chí Quảng cáo và bản quyền tác giả trên báo chí Cần quy hoạch lại hệ thống báo bộ ngành Các đại biểu tham gia hội thảo thẳng thắn nhìn nhận trong số trên 700 tờ báo tạp chí đang hoạt động hiện nay hệ thống báo bộ ngành chiếm một tỷ lệ khá lớn Phần lớn báo chí bộ ngành hiện nay đều hoạt động khó khăn do số lượng phát hành thấp nguồn kinh phí hạn hẹp thông tin không hấp dẫn Một trong những vấn đề tồn tại của báo chí bộ ngành hiện nay là sự trùng lặp chồng chéo do nhiều nguyên nhân Trước hết là do việc sáp nhập các bộ trong thời gian qua dẫn đến tình trạng một bộ có nhiều cơ quan báo chí từ các bộ cũ đưa về và giữ nguyên Đồng thời ngay trong một bộ nhiều cơ quan trực thuộc bộ cũng được ra tạp chí tập san bản tin bằng kinh phí ngân sách dẫn đến tình trạng cùng một ngành tồn tại nhiều tờ báo tạp chí na ná nhau Thực trạng đó vừa gây lãng phí cho ngân sách nhà nước do sự chồng chéo trùng lặp vừa khiến các báo tạp chí này đụng nhau ngoài ý muốn Ông Bùi Đức Khiêm Tổng biên tập Báo Công thương cho biết Báo Công Thương là cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương phải tự trang trải kinh phí hoạt động trong khi đó nhiều ấn phẩm tạp chí của các Cục Vụ Viện lại hoạt động bằng ngân sách nhà nước nhưng ít có tác dụng tuyên truyền gây lãng phí Điều này cũng gây khó khăn cho sự hoạt động của báo ngành Thêm vào đó báo ngành chỉ đăng tải thông tin trong ngành ít đăng tải loại bài phù hợp với thị hiếu xã hội Vậy có doanh nghiệp đơn vị nào muốn thông tin quảng cáo trên báo ngành Vì vậy khi Bộ TT&TT đồng ý cấp giấy phép thành lập cho một cơ quan báo chí hay giấy phép xuất bản ấn phẩm cần cân nhắc xem xét cụ thể các điều kiện tiêu chuẩn để tránh tình trạng chồng chéo như hiện nay Đồng thời trong tương lai cần kiên quyết quy hoạch sắp xếp lại hệ thống báo chí bộ ngành một cách hợp lý Luật hoá Quy chế người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí Nhiều ý kiến phát biểu tại hội thảo lần này đều đề nghị làm rõ trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan nhà nước các doanh nghiệp tổ chức và cá nhân Đồng thời cần có chế tài nghiêm khắc để xử lý những người có trách nhiệm cung cấp thông tin người phát ngôn của các đơn vị cơ quan nhưng không chịu hợp tác hay cung cấp thông tin cho báo chí Ông Lưu Vinh Phó Tổng biên tập Báo Công an nhân dân chia sẻ thời gian qua nhiều cơ quan đơn vị vin vào Quy chế người phát ngôn để lảng tránh việc cung cấp thông tin cho báo chí bằng cách đổ hết trách nhiệm cho người phát ngôn Còn người phát ngôn thì trốn báo chí Thế là tắc báo chí không biết tìm ai để lấy thông tin Và để đáp ứng nhu cầu bạn đọc quan tâm phóng viên buộc phải tự tìm kiếm nguồn thông tin nên có thể không chính xác Vậy Luật Báo chí nên quy định rõ trách nhiệm và mức độ xử lý nghiêm đối với hành vi không cung cấp thông tin chính thống cho báo chí Không những thế đôi khi nguồn thông tin chính thống cung cấp cho báo chí lại sai sự thật thì trách nhiệm của cơ quan báo chí đến đâu Phó Tổng Biên tập Báo điện tử Vnexpress Phạm Hiếu đơn cử trong cơn bão số 11 vừa qua Trung tâm khí tượng thuỷ văn TƯ cung cấp thông tin cho báo chí là tâm bão không đổ bộ vào Quảng Ngãi nhưng thực tế bão lại đổ bộ vào Quảng Ngãi khiến người dân và chính quyền địa phương nói báo chí thông tin sai sự thật Vậy trong những trường hợp như thế này trách nhiệm của báo chí có được miễn trừ Đồng tình với quan điểm này ông Nguyễn Quang Thông Tổng biên tập Báo Thanh Niên cho biết trong nhiều trường hợp chứng cứ báo chí thu thập không thể rõ ràng giấy trắng mực đen nhìn thấy sờ thấy được như chứng cứ trong luật tố tụng Vì vậy thật khó đòi hỏi nguồn tin trên báo phải xác thực như của toà án Về phạm vi điều chỉnh của Luật Báo chí mới ông Thông nêu ra sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của hệ thống truyền thông xã hội website cá nhân blog mạng xã hội hoạt động song hành cùng với loại hình thông tin chính thống là những tờ báo hay website được cấp phép Bên cạnh những tác động tích cực truyền thông xã hội đã bộc lộ một số tác động tiêu cực đến dư luận xã hội Vậy Luật Báo chí mới có nên đưa cả hệ thống truyền thông xã hội vào đối tượng điều chỉnh của mình nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý định hướng nhằm phát huy mặt tích cực hạn chế mặt tiêu cực của nó Với nội dung về nhà báo ông Vũ Mạnh Cường Phó Tổng biên tập Báo Lao động mong muốn Bộ TT&TT nên rút ngắn thời gian quy định phóng viên được cấp thẻ nhà báo vì quy định sau 3 năm công tác phóng viên mới được cấp thẻ nhà báo là quá dài gây thiệt thòi cho các nhà báo trẻ mới vào nghề Nên chăng cấp thẻ nhà báo tạm thời khi phóng viên công tác ở một tờ báo được 6 tháng và khi tròn 3 năm sẽ cấp thẻ chính thức Đồng ý quan điểm này đại diện Báo Pháp luật Tp Hồ Chí Minh cho rằng nếu rút ngắn thời hạn cấp thẻ 3 năm sẽ tạo cơ hội nghề nghiệp nhiều hơn các cử nhân báo chí mới tốt nghiệp Bản quyền đối với các tác phẩm báo chí cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm Ông Nguyễn Quang Thông cho biết hiện nay các mạng truyền thông xã hội vô tư sử dụng các tác phẩm báo chí thậm chí còn làm sai lệch thông tin gốc của tác phẩm báo chí Trước tình trạng đó cách đây 2 năm 5 cơ quan báo chí là Thanh niên Tuổi trẻ Tiền phong Lao động và Sài gòn giải phóng đã ký hợp tác về việc được sử dụng thông tin báo chí của nhau hoặc cùng khởi kiện nếu bị các cơ quan báo chí khác sử dụng thông tin của mình Nhưng rồi bản quyền thông tin vẫn cứ bị các website khác xài vô tư Chúng tôi đã thuê cả luật sư để gác cửa nhưng rồi cũng chẳng ăn thua ông Thông bức xúc nói Đồng tình quan điểm này ông Phạm Hiếu đề nghị cần luật hoá hành vi vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí trên báo điện tử vì nó ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các báo Phát biểu kết luận hội thảo Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn đã đánh giá cao ý kiến góp ý của các đại biểu đồng thời khẳng định quan điểm chỉ đạo việc xây dựng Luật Báo chí mới là quản lý để thúc đẩy phát triển và phát triển phải đi đôi với quản lý tốt Thứ trưởng đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu để làm rõ hơn quyền và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến hoạt động báo chí trên nguyên tắc luật chỉ xây dựng những điều khoản chung nhất Những kiến nghị cụ thể của các đại biểu như qui định về nhuận bút lưu chiểu báo chí quảng cáo trên báo chí thuế của các cơ quan báo chí cấp thẻ nhà báo .sẽ được nghiên cứu để điều chỉnh bằng văn bản dưới luật