Một số giải đáp thắc mắc về một số nội dung liên quan đến căn cước công dân

Thứ hai - 19/09/2022 22:44
Một số giải đáp thắc mắc về một số nội dung liên quan đến căn cước công dân

Thứ nhất. Thủ tục đăng ký thường trú online như thế nào?

 

Hiện nay, người dân có thể ngồi tại nhà, thực hiện thủ tục đăng ký thường trú online mà không cần đến cơ quan Công an. Điều này giúp người dân tiết kiệm thời gian, đồng thời, tránh việc quan liêu, hạch sách và bị yêu cầu cung cấp những giấy tờ không cần thiết.
Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công quản lý cư trú. Chọn Đăng nhập ở góc phải bên trên. Đăng nhập bằng Tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia.
Nếu chưa có tài khoản thì đăng ký mới 
Bước 2: Chọn Dịch vụ công là Thường trú.
Hệ thống sẽ chuyển đến trang Hồ sơ đăng ký thường trú.
Bước 3: Điền đầy đủ thông tin; các thông tin có gắn dấu (*) là bắt buộc, không được bỏ trống.
Ở phần cuối, đính kèm các tập tin hình ảnh về các loại giấy tờ để giúp cơ quan chức năng xác minh và giải quyết hồ sơ.
Ở phần này, bạn cần xác định mình thuộc trường hợp đăng ký thường trú nào để lựa chọn Giấy tờ phải đính kèm cho phù hợp (nhập khẩu vào nhà mua, nhập khẩu vào nhà người thân hoặc nhà thuê…). Chẳng hạn, nếu đăng ký thường trú vào nhà thuộc sở hữu của mình thì chỉ cần Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp; không cần đính kèm Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình; Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 2 điều 20 Luật Cư trú (là người chưa thành niên, người cao tuổi...) hay Giấy tờ, tài liệu chứng minh diện tích bình quân với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ…
Bạn có thể lựa chọn hình thức nhận thông báo kết quả giải quyết qua cổng thông tin hoặc nhận trực tiếp tại trụ sở Công an.
Chọn Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên.
Cuối cùng, bạn click vào Ghi và gửi hồ sơ.
Lưu ý: Tất cả thông tin kê khai phải trùng với thông tin được quản lý trong Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia. Nếu không, hệ thống sẽ yêu cầu người dân đến cơ quan quản lý cư trú (Công an cấp xã) để cập nhật, bổ sung thông tin.
Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký thường trú, bạn cũng có thể tra cứu tiến độ thực hiện thủ tục này qua
Thứ 2. Đăng ký tài khoản định danh điện tử trên điện thoại cần làm những gì?
 
Khi đăng ký tài khoản định danh điện tử, người dân có thể tích hợp các thông tin cá nhân, giấy tờ và sử dụng nhiều tiện ích liên quan. Với hướng dẫn sau đây, bạn đọc chỉ mất vài phút để tự đăng ký tài khoản định danh điện tử cá nhân trên điện thoại.
1. Tải và cài đặt ứng dụng VneID (Chúng tôi xin đọc lại: Vờ nờ e I Dê)
Để đăng ký tài khoản định danh điện tử cá nhân, trước tiên phải tải về ứng dụng VNeID
Sau khi tải và cài đặt ứng dụng thành công, bạn đã có thể sử dụng ứng dụng bằng cách mở ứng dụng
2. Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử
Sau khi tải ứng dụng VNeID, việc đầu tiên cần làm là đăng ký tài khoản ứng dụng.
Bước 1: Nhấn nút Đăng ký trên màn hình ứng dụng
Bước 2: Nhập thông tin
Nhập thông tin số định danh cá nhân là số Căn cước công dân và số điện thoại chính chủ đã đăng ký với nhà mạng sau đó nhấn Tiếp tục là bạn đã đăng ký thành công.
Thứ 3. Thủ tục làm lại Căn cước công dân sai ngày sinh 1. Nếu Căn cước công dân bị sai ngày sinh, quê quán, hộ khẩu thường trú…
Người dân làm thủ tục đổi thẻ mới để tránh xảy ra sự cố ngoài ý muốn như hợp đồng bị vô hiệu hay thông tin không hợp lệ khi làm thủ tục hành chính…
Cụ thể, khoản 1 Điều 23 Luật căn cước công dân năm 2014 quy định thẻ Căn cước được đổi trong các trường hợp:
- Khi công dân đến độ tuổi phải đổi thẻ là 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
- Thẻ bị hư hỏng không còn sử dụng được;
- Công dân đã thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên hoặc đặc điểm nhân dạng;
- Công dân đã xác định lại giới tính, quê quán;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân như:
Số thẻ Căn cước công dân - Họ và tên - Ngày tháng năm sinh - Giới tính - Quốc tịch - Quê quán - Nơi thường trú - Đặc điểm nhận dạng - Ngày cấp
- Khi công dân có yêu cầu.
Như vậy, khi phát hiện ra thẻ Căn cước công dân sai ngày sinh hay các thông tin khác, người dân cần đến ngay cơ quan Công an có thẩm quyền làm thủ tục đổi thẻ mới.
Thứ 4. Thủ tục làm lại Căn cước công dân sai ngày sinh thực hiện như thế nào? Thủ tục làm lại Căn cước công dân sai ngày sinh thực hiện như sau:
Bước 1: Người dân yêu cầu đổi thẻ Căn cước
Để thực hiện thủ tục nhanh chóng nhất, công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để yêu cầu đổi thẻ Căn cước công dân và làm thủ tục ngay.
Ngoài ra, công dân còn có thể đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an nhưng sẽ không được làm ngay mà phải đăng ký trước thời gian, địa điểm đề nghị đổi thẻ. Sau đó, công dân vẫn phải đến Cơ quan đăng ký đổi thẻ Căn cước để làm thủ tục trực tiếp.
Bước 2: Thu nhận thông tin của công dân
Tại Cơ quan Công an, cán bộ thu nhận thông tin sẽ thực hiện theo trình tự sau:
- Tìm kiếm thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
- Lựa chọn loại cấp Căn cước và mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân; thu nhận vân tay của công dân;
- Chụp ảnh chân dung cho công dân;
- In Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư cho công dân kiểm tra và ký tên;
- Cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
Bước 3: Thu lại thẻ Căn cước công dân sai ngày sinh
Bước 4: Công dân đến đúng thời gian, địa điểm hẹn trả kết quả để nhận Căn cước công dân mới
Về lệ phí đổi thẻ: Theo Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC, lệ phí đổi thẻ Căn cước công dân bị sai thông tin về ngày sinh, quê quán… là 50.000 đồng/thẻ.
Tuy nhiên tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BCA cũng quy định, trường hợp sai sót do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân thì người dân không phải nộp lệ phí.
Thứ 5, Khi bị sai thông tin trên thẻ Căn cước công dân, phải làm thủ tục gì .

 

Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân là một trong những trường hợp người dân được yêu cầu đổi thẻ Căn cước công dân. Cụ thể, khoản 1 Điều 23 Luật căn cước công dân năm 2014 quy định:
(1). Đổi thẻ căn cước công dân trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
Như vậy, khi phát hiện ra thông tin trên thẻ Căn cước công dân có sai sót, để không ảnh hưởng tới các giao dịch, thủ tục phải dùng đến thẻ Căn cước, người dân phải đi đổi thẻ Căn cước mới.
Các trường thông tin thể hiện trên thẻ Căn cước công dân gồm có:
Số thẻ Căn cước công dân - Họ và tên - Ngày tháng năm sinh - Giới tính - Quốc tịch - Quê quán - Nơi thường trú - Đặc điểm nhận dạng - Ngày cấp.
Như vậy, với các trường hợp Căn cước công công dân bị sai quê quán, Căn cước công dân sai ngày sinh… người dân phải thực hiện thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân
2. Trường hợp cụ thể: Căn cước công dân bị sai quê quán làm lại thế nào?
Thủ tục làm lại Căn cước công dân bị sai quê quán cũng chính là thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước.
2.1. Thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân
Căn cứ Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân được thực hiện theo các bước:
Bước 1: Người dân yêu cầu đổi thẻ Căn cước
Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để yêu cầu đổi thẻ Căn cước và làm thủ tục.
Trường hợp người dân đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì phải đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị đổi thẻ. Hệ thống sẽ tự động chuyển yêu cầu đổi thẻ Căn cước của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.
Bước 2: Thu nhận thông tin công dân
Cán bộ Công an tiến hành thu nhận thông tin công dân bằng cách:
- Tìm kiếm thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
- Lựa chọn loại cấp Căn cước và mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân; thu nhận vân tay của công dân;
- Chụp ảnh chân dung;
- In Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có), Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên;
- Cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
Bước 3: Thu lại Căn cước công dân bị sai thông tin
Bước 4: Trả thẻ Căn cước công dân mới

Thứ 6, Quét mã QR Căn cước công dân bị sai số CMND phải làm thế nào?

Trong trường hợp quét mã QR của thẻ Căn cước công dân nhưng không ra số Chứng minh nhân dân hoặc số Chứng minh nhân dân bị sai, người dân không cần thiết phải đi làm lại Căn cước mà có thể nhanh chóng khắc phục bằng cách:
- Liên hệ với cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Căn cước công dân để bổ sung, cập nhật thông tin.
- Hoặc sử dụng giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân:
Việc cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân được quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư 07/2016/TT-BCA, sửa đổi bởi Thông tư 40/2019/TT-BCA như sau:
a) Khi công dân làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD thì cơ quan quản lý CCCD nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số sang thẻ CCCD.
Trường hợp cơ quan quản lý CCCD của Bộ Công an, cơ quan quản lý CCCD của Công an cấp huyện tiếp nhận hồ sơ thì đề nghị cơ quan quản lý CCCD của Công an cấp tỉnh nơi công dân đăng ký thường trú xác minh. Sau khi có kết quả xác minh thì cơ quan quản lý CCCD nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin, nếu thông tin hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ trình thủ trưởng đơn vị ký Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân và trả cho công dân cùng với thẻ CCCD; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Trường hợp công dân đã được cấp thẻ CCCD nhưng chưa được cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân hoặc bị mất Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân thì thực hiện như sau:
Công dân có văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, xuất trình bản chính và nộp bản sao thẻ CCCD, bản sao Chứng minh nhân dân 9 số (nếu có) cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại cơ quan quản lý CCCD nơi đã làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thông tin của công dân, trường hợp thông tin hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn trả kết quả cho công dân; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thứ 7,
Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh là tập hợp thông tin về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân và thông tin về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý kiến nghị, phản ánh của cơ quan có thẩm quyền
Trong Cơ sở dữ liệu này bao gồm các thông tin:
- Thông tin về tiếp công dân như: Họ tên, địa chỉ của công dân; nội dung, kết quả tiếp công dân.
- Thông tin về xử lý đơn như: Loại đơn; đơn đủ điều kiện xử lý; đơn thuộc thẩm quyền giải quyết; đơn trả lại; đơn rút…
- Thông tin về khiếu nại như: Họ tên, địa chỉ người khiếu nại; tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung khiếu nại và tình hình giải quyết; quyết định giải quyết khiếu nại; kết quả thi hành quyết định giải quyết khiếu nại...
- Thông tin về tố cáo như: Họ tên, địa chỉ người tố cáo; tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo; tóm tắt nội dung tố cáo và tình hình giải quyết; kết luận nội dung tố cáo; quyết định xử lý hành vi bị tố cáo...
- Thông tin về kiến nghị, phản ánh như: Họ tên, địa chỉ người kiến nghị, phản ánh; tóm tắt nội dung kiến nghị, phản ánh; kết quả xử lý kiến nghị, phản ánh.
Các bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết từ Nghị định 55/2022/NĐ-CP Ngày 23/8/2022 của Chính phủ về việc quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Tác giả: Nguyễn Cao Thương

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây