Giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh: Lòng tin của người dân đã được nhân lên
Bài: Châu Loan
2020-07-31T04:34:46-04:00
2020-07-31T04:34:46-04:00
http://dic.gov.vn/vi/news/chuyen-doi-so/Giai-quyet-TTHC-tren-dia-ban-tinh-Long-tin-cua-nguoi-dan-da-duoc-nhan-len-4464.html
/themes/default/images/no_image.gif
DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên
http://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ tư - 20/05/2020 09:23
DIC - Chấm điểm đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính được coi là một trong những nội dung quan trọng nhằm đánh giá chất lượng và tiến độ thực hiện việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp; xác định thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đồng thời, tăng cường thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân thông qua việc tham gia đánh giá chất lượng thực hiện thủ tục hành chính một cách đơn giản, thuận tiện và hiệu quả.
Ngày 23 tháng 11 năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên (UBND) đã ban hành Quyết định số 1187/QĐ-UBND kèm theo nội dung, phương thức chấm điểm đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh. Theo đó, nội dung chấm điểm đánh giá được thực hiện dựa trên 09 chỉ số và việc chấm điểm đánh giá thông qua các mẫu phiếu kèm theo Quyết định cùng với thang điểm đánh giá cho từng tiêu chí cụ thể. Quyết định cũng đưa ra 05 bước thực hiện quá trình chấm điểm đánh giá đồng thời chu kỳ đánh giá sẽ được thực hiện hằng quý theo định kỳ 03 tháng/lần và hằng năm. Để triển khai thực hiện đồng bộ việc chấm điểm đánh giá giải quyết thủ tục hành chính, Văn phòng UBND tỉnh đã xây dựng các biểu mẫu và ban hành văn bản hướng dẫn chấm điểm đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh; đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện chấm điểm đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại đơn vị, địa phương; phối hợp với Sở TT&TT đưa các tiêu chí theo Mẫu phiếu số 5 ban hành kèm theo Quyết định số 1187/QĐ-UBND ngày 13/11/2019 của UBND tỉnh lên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị theo dõi, tổng hợp ý kiến của tổ chức, cá nhân gửi qua dịch vụ công trực tuyến. Bằng phương thức đánh giá trực tiếp và đánh giá qua cổng dịch vụ công trực tuyến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh có thể thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ hành chính công; tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính đối với nhân dân; tạo phương thức giám sát, đánh giá chất lượng dịch vụ công cho các cơ quan, đơn vị và cho chính lãnh đạo các cơ quan hành chính. Kết quả đánh giá là một trong những tiêu chuẩn để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; xác định trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu cơ quan đơn vị tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; ưu tiên xem xét việc đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và xem xét khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Trong 3 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn tỉnh Điện Biên việc thu thập ý kiến đánh giá được thực hiện thường xuyên. Qua khảo sát bằng phiếu về sự hài lòng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cho thấy, trong quý I năm 2020 kết quả đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại cấp tỉnh có 12 đơn vị đạt loại xuất sắc, 05 đơn vị đạt loại tốt; cấp huyện có 04 đơn vị đạt loại xuất sắc và 06 đơn vị đạt loại tốt. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả các cấp về cơ bản đã hoàn thành 100% nhiệm vụ theo các tiêu chí đánh giá. Đây được xem là năm đầu tiên thực hiện đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh Điện Biên nên trong quá trình triển khai vẫn còn có những lúng túng; cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả các cấp mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu văn bản. Việc đánh giá giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông là nội dung mới và được quy định tại Chương V của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và Chương III của Thông tư số 01/201/TT-VPCP trong đó quy định nhiều chỉ số rất khó khăn trong quá trình thống kê số liệu báo cáo, tính điểm các tiêu chí, nhất là các tiêu chí số 2, 3, 4 và 7. Đối với tiêu chí số 9 “tiến độ và chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan có thẩm quyền" hầu hết các cơ quan, đơn vị chưa đạt điểm tối đa (trừ Sở Tư pháp, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông) hoặc không có điểm (trừ Sở Công thương). UBND các huyện, thị xã thành phố còn chưa thực hiện đầy đủ việc tự triển khai đánh giá giải quyết thủ tục hành chính từ cấp huyện đến cấp xã. Việc khảo sát sự hài lòng của cá nhân, tổ chức tại các cấp còn nhiều hạn chế trong việc lấy phiếu khảo sát, mang tính hình thức chưa đi vào thực tế; khảo sát bằng hình thức trực tuyến chưa thực sự hiệu quả, nội dung các tiêu chí còn dài và chưa thực sự thuận tiện cho người dân nghiên cứu, xem xét, đánh giá. Để đạt được hiệu quả hơn nữa trong công tác chấm điểm việc đánh giá giải quyết thủ tục hành chính, tạo lòng tin trong nhân dân, các cơ quan đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh cần tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng về lợi ích việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính; nghiêm túc triển khai việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính của các tổ chức, cá nhân qua Cổng dịch vụ công của tỉnh. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện Cổng dịch vụ công như: Nâng cấp, điều chỉnh các chức năng cho phù hợp với thực tế; kết nối với hệ thống thiết bị một cửa tại các cơ quan, đơn vị. Hướng dẫn người dân thực hiện các thao tác xem xét, đánh giá bằng hình thức trực tuyến; hỗ trợ vận hành, đào tạo, tập huấn lại cho cán bộ công chức, viên chức thực hiện tiếp nhận, xử lý hồ sơ, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức trên Cổng dịch vụ công trực tuyến. ...