Nghị quyết mới về CNTT -TT: Nâng tư duy quản lý lên “bậc 3”

Thứ sáu - 29/04/2011 03:08

Tư duy quản lý về CNTT cần phải nâng cấp lên tiếp bậc 3 là “chỉ đường mở lối, nhìn thấy sự phát triển của tư

Tư duy quản lý về CNTT cần phải nâng cấp lên tiếp bậc 3 là “chỉ đường mở lối, nhìn thấy sự phát triển của tư
DIC-Từ cuối năm 2010, giới CNTT-TT Việt Nam đã manh nha hy vọng về việc sẽ sớm có một Nghị quyết mới của Đảng về CNTT-TT thay thế cho Chỉ thị 58-CT/TW ra đời từ năm 2000.
Vai trò mới của CNTT Trong Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội 2011 2015 của Đại hội Đảng XI có 3 đột phá chiến lược gồm hoàn thiện thể chế phát triển nhanh nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng Cả 3 đột phá này đều không thể đạt được nếu không có CNTT-TT Trên thực tế CNTT-TT đã trở thành động lực thúc đẩy toàn diện các lĩnh vực kinh tế xã hội văn hoá an ninh quốc phòng là hạ tầng cơ sở mới quan trọng không kém điện đường trường trạm cho công cuộc hiện đại hoá đất nước nâng cao vị thế Việt Nam trong công cuộc hội nhập quốc tế Theo TS Mai Liêm Trực nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông nay là Bộ TT&TT Giờ đây CNTT-TT không chỉ đơn thuần là một công cụ mà đã trở thành một sáng tạo giúp loài người bổ sung môi trường sống mới Lâu nay khi nhắc tới vai trò của CNTT-TT mọi người thường chỉ nói rằng CNTT-TT là một ngành kinh tế kỹ thuật đóng góp lớn cho GDP theo thống kê thì đã đóng góp 6,7% GDP Tuy nhiên đóng góp GDP thực ra không quan trọng bằng việc tạo môi trường sống mới cho người dân trong thời đại mới Đơn cử trong lĩnh vực viễn thông nếu giảm thuế cho doanh nghiệp giảm cước viễn thông đồng nghĩa với việc giảm đóng góp của lĩnh vực viễn thông vào GDP mà đem lại cuộc sống tốt cho người dân thì vẫn nên làm hơn là chỉ nhắm tới mục tiêu gia tăng mức đóng góp GDP TS Mai Liêm Trực nói Sự nhập cuộc của cả cộng đồng xã hội chính là chìa khoá then chốt giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu ngành CNTT-TT Việt Nam đã trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật chủ lực của đất nước Việt Nam đã có tên trên bản đồ CNTT-TT thế giới và thường được nhắc đến như một quốc gia có tốc độ phát triển dẫn đầu về viễn thông Internet Biến thành quyết tâm chính trị Chọn CNTT như đột phá khẩu của Việt Nam trong kỷ nguyên tri thức với ước mơ để Việt Nam trở thành một quốc gia tiên tiến có vị trí xứng đáng trong kỷ nguyên số không thể trở thành hiện thực nếu Việt Nam không có ý chí chính trị cao nhất Đây là phải sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân Và ý chí này còn phải được thể hiện qua những chương trình hành động quyết liệt có tập trung đầu tư nhân lực vật lực rõ ràng tới hạn TS Trương Gia Bình Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam VINASA đề xuất từ góc nhìn của doanh nghiệp Đồng quan điểm trên TS Mai Liêm Trực kiến nghị rằng trong tất cả các văn bản của Đảng và Nhà nước cần nhấn mạnh CNTT là động lực quan trọng nhất động lực chủ yếu của đất nước Đặc biệt cần phải có quyết tâm chính trị của lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước để từ đó lan truyền ra xã hội cụ thể là cấp trưởng phải thực sự vào cuộc coi đó là việc của mình chứ không phải đồng chí cứ làm đi tôi ủng hộ như trước kia Cả TS Mai Liêm Trực và GS Đặng Hữu nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đều tha thiết bày tỏ nguyện vọng Thủ tướng sẽ trực tiếp tham gia chỉ đạo hoạt động CNTT-TT của quốc gia chứ không chỉ giao cho Phó Thủ tướng Rất cần Nghị quyết mới Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT vừa nhất trí chủ trương Chính phủ cần đề xuất Ban Bí thư Bộ Chính trị sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ban hành một Nghị quyết chuyên đề về CNTT-TT để định hướng Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT góp phần phát triển đất nước đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng đã thông qua Ngày 14/4/2011 vừa qua Ban Cán sự Đảng Bộ TT&TT đã chính thức có văn bản gửi Ban Cán sự Đảng Chính phủ đề nghị đăng ký vào Chương trình công tác của Ban Bí thư Bộ Chính trị Trung ương Đảng xem xét việc ban hành Nghị quyết mới của Đảng về CNTT cho giai đoạn phát triển mới Góp ý cho việc xây dựng Nghị quyết mới TS Mai Liêm Trực lưu ý 4 vấn đề Thứ nhất là chính sách sở hữu lấy ví dụ điển hình trong lĩnh vực viễn thông hiện có quá nhiều doanh nghiệp hạ tầng mạng đa phần là doanh nghiệp Nhà nước và vì lợi ích cục bộ mà khó sử dụng chung cơ sở hạ tầng dẫn đến lãng phí nhiều Bởi vậy cần đẩy nhanh tiến trình sáp nhập các doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích của dân và của Nhà nước Thứ hai là đầu tư Nhà nước nên tập trung đầu tư cho đào tạo nghiên cứu phát triển Thứ ba nên có hệ thống chính sách thuế tín dụng ngân hàng bảo hiểm đồng bộ để có thể hỗ trợ giúp doanh nghiệp Việt Nam không bị bơ vơ khi đầu tư ra nước ngoài Thứ tư là vấn đề quản lý từ chỗ quản đến đâu mở đến đó Chỉ thị 58 đưa ra cách thức quản lý phải theo kịp sự phát triển viễn thông Internet nhưng với sự vận động của thời cuộc đến nay quản lý cần phải thúc đẩy phát triển Nói cách khác tư duy quản lý cần phải nâng cấp từ bậc 1 là cởi trói lên bậc 2 là theo kịp và lên tiếp bậc 3 là chỉ đường mở lối nhìn thấy sự phát triển của tương lai

Nguồn tin: mic.gov.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây