DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ ba - 17/01/2012 19:41
Tra cứu thông tin tại bộ phận "một cửa liên thông" - UBND TP Hà Đông. Ảnh Bá Hoạt
DIC - Chính phủ điện tử (CPĐT) được hiểu là việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng hiệu quả điều hành và cung cấp dịch vụ quản lý hành chính tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp (DN). Để xây dựng thành công mô hình này, có không ít vấn đề cần phải giải quyết, song các chuyên gia đều cho rằng vấn đề mấu chốt là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước…
Những điểm sáng Theo Bộ Thông tin và Truyền thông TT-TT việc xây dựng CPĐT tại một số tỉnh thành phố lớn trong đó có TP Hồ Chí Minh Hà Nội Lào Cai Hải Phòng Vũng Tàu đã chuyển sang cấp độ 2 và 3 Các đơn vị này đã triển khai đăng ký cấp phép một số dịch vụ công như đăng ký kinh doanh mới đăng ký lao động cấp bản sao hộ tịch chứng minh thư nhân dân Đáng chú ý đã có một số quận huyện đi đầu về triển khai CPĐT như quận Tây Hồ Hà Nội Gần đây Chính phủ và các bộ ngành đã triển khai ứng dụng CNTT trong nhiều hoạt động như tổ chức giao lưu trực tuyến định kỳ với người dân giao ban qua hội nghị truyền hình Tháng 12 -2008 Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan trực thuộc Chính phủ tăng cường sử dụng thư điện tử trong hoạt động nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT tại các cơ quan hành chính nhà nước CPĐT của Việt Nam được xếp hạng 91/182 quốc gia được đánh giá Báo cáo của Liên hợp quốc năm 2008 chỉ số CPĐT của Việt Nam đạt 4,558 điểm tính theo thang điểm 10 So với năm 2005 nước ta đã tăng 14 bậc từ hạng 105 năm 2005 lên hạng 91 năm 2008 trong khi hầu hết quốc gia ở khu vực Đông Nam Á lại tụt hạng so với năm 2005 Đó là một sự khích lệ lớn với quá trình xây dựng và phát triển CPĐT tại Việt Nam Tuy nhiên cũng theo Bộ TT-TT trong số 20/22 bộ 59/63 tỉnh thành phố đã có trang hoặc cổng thông tin điện tử website để cung cấp thông tin dịch vụ công phục vụ người dân và DN nhiều website chỉ tồn tại ở mặt hình thức có nghĩa là vẫn tồn tại song ít cập nhật thông tin một số dịch vụ công đã được cung cấp trên mạng song vẫn ở giai đoạn thử nghiệm Và đó cũng là lý do đến nay CPĐT ở Việt Nam mới chỉ ở cấp độ 1 hiện diện 4 cấp độ của mô hình CPĐT hiện diện tương tác giao dịch tích hợp Làm gì để phát triển CPĐT Có nhiều ý kiến cho rằng CPĐT tại Việt Nam hiện nay khó phát triển bởi cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ còn yếu chưa ứng dụng CNTT vào hành chính công Bộ TT-TT chưa lựa chọn được khung kiến trúc cho CPĐT thiết kế mô hình CPĐT nên các đơn vị chưa biết xây dựng CPĐT cần bắt đầu từ đâu Trong buổi giao lưu trực tuyến với người dân Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Minh Hồng cho biết Chính phủ luôn dành ưu tiên đặc biệt trong đó có dành kinh phí cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước Từ đó có thể thấy Nhà nước luôn dành một khoản kinh phí để các đơn vị hành chính đầu tư trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật Có thể còn có nhiều lý do song nếu chỉ cho rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu vì thiếu tài chính là không hợp lý Trong một số trường hợp dư luận cũng từng đặt vấn đề về chất lượng đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT tại các cơ quan hành chính nhà nước Mặt khác một yếu tố nữa mà các chuyên gia trong ngành thừa nhận đó là nhận thức về ứng dụng CNTT của lãnh đạo trong các DN còn hạn chế thậm chí còn xem nhẹ Cũng vì năng lực yếu nên khi triển khai dự án Phát triển CNTT truyền thông tại Việt Nam có tổng vốn đầu tư 100 triệu USD trong đó phần lớn là vốn vay từ Ngân hàng Thế giới nhưng sau 3 năm mới giải ngân được 4 triệu USD Dự án giải ngân chậm chúng ta sẽ chịu thiệt hại do phải trả lãi Do vậy để xây dựng thành công CPĐT việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước là rất quan trọng Ứng dụng CNTT thành công không chỉ giúp chính cơ quan nâng cao hiệu quả hoạt động tiết kiệm chi phí mà còn tạo nhiều thuận lợi giảm bớt phiền hà cho người dân khi sử dụng các dịch vụ công