Tiết kiệm
Nguyễn Ngọc Khanh
2013-12-22T22:32:26-05:00
2013-12-22T22:32:26-05:00
http://dic.gov.vn/vi/news/Cai-cach-ha-nh-chi-nh/Tiet-kiem-1756.html
/themes/default/images/no_image.gif
DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên
http://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ ba - 19/11/2013 22:31
DIC - Tiết kiệm là một trong những quy định và là một việc làm thường xuyên của mỗi cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, đảng viên. Để tiết kiệm ngày càng đi vào chiều sâu và mang lại hiệu quả thiết thực, nhiều cơ quan đơn vị đã có cách làm hay, đặc biệt là người đứng đầu đã gương mẫu thực hiện. Song còn không ít cơ quan, đơn vị đã không thực hành tiết kiệm, chống lãng phí lại lợi dụng chức năng nhiệm vụ được giao để phục vụ lợi ích cá nhân.
Một cơ quan ở huyện X có nhiều bộ phận, phòng, ban, mỗi bộ phận phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Văn phòng được giao nhiệm vụ quản lý tài chính gồm chi trả lương cho cán bộ, công chức, công tác phí, mua sắm trang thiết bị và tổng hợp, báo cáo tình hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Việc văn phòng được giao nhiệm vụ như vậy nhằm bảo đảm sự tập trung thống nhất trong công tác quản lý tài chính phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Tuy nhiên đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Vì được giao quản lý tài chính nên Văn phòng được "quyền" mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của cơ quan và nhiều khi việc mua sắm đó chưa thực sự cần thiết, ví dụ như máy tính, điều hòa nhiệt độ những thứ này còn sử dụng khá tốt, nhưng văn phòng lại mua mới để thay thế. Điều đáng nói hơn cả là khi quyết toán giá cả gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với thực tế; văn phòng phẩm nhiều loại kém chất lượng... Việc sử dụng xe công, ngoài phục vụ cho công tác thì còn nhiều chuyến xe được dùng cho cá nhân, nhất là người đứng đầu cơ quan sử dụng không rõ mục đích và xem như của riêng mình. Có lẽ cũng vì những yếu tố trên nên cán bộ, công chức ở các bộ phận, phòng, ban khác cũng không thực hành tiết kiệm, chẳng hạn như việc sử dụng điện rất lãng phí: điều hòa nhiệt độ, điện thắp sáng những khi không cần thiết họ vẫn vô tư dùng và nhất là ấm đun nước cắm điện 24/24 giờ, kể cả ngày nghỉ; văn phòng phẩm cũng sử dụng hết sức lãng phí. Tình trạng khá phổ biến ở không ít cơ quan, đơn vị là hiện tượng ngồi tán gẫu, lãng phí trong sử dụng của công. Khi được quán triệt về thực hành tiết kiệm, trong cuộc họp thì mọi người im lặng, nhưng ngoài cuộc họp thì có nhiều ý kiến cho rằng bộ phận khác, người khác và kể cả lãnh đạo không tiết kiệm, vậy nên họ cũng không tiết kiệm, bởi họ tiết kiệm nhưng người khác lại được hưởng lợi ích. Nhiều ý kiến bức xúc đã từ lâu cho rằng: Cần khoán kinh phí cho từng bộ phận, phòng, ban từ tiền lương, tiền công tác phí, tiền văn phòng phẩm.... để họ tự chủ, tự chi tiêu, tiết kiệm nhưng vẫn bảo đảm yêu cầu hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cơ quan. Thiết nghĩ để tiết kiệm có hiệu quả thì cơ quan, đơn vị cá nhân phải có trách nhiệm không vụ lợi, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải gương mẫu thực hiện. Trong quản lý tài chính cần phải phân cấp và thực hiện đúng nguyên tắc có như vậy mới thực sự là tiết kiệm và mới có ý nghĩa.
Tác giả: Nguyễn Ngọc Khanh
Nguồn tin: CDC Điện Biên