DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ hai - 28/02/2011 19:27
DIC - Những người dùng máy tính ở Việt Nam thiệt hại khoảng 5.900 tỷ đồng trong năm 2010 vì tác động của lây nhiễm virus máy tính, theo khảo sát mới công bố của công ty Bkav.
Khảo sát của công ty an ninh mạng Bkav thực hiện trong tháng Một vừa qua ước tính trung bình mỗi người sử dụng máy tính tại Việt Nam thiệt hại khoảng 1.192.000 đồng trong năm 2010 Với ít nhất 5 triệu máy tính đang được sử dụng thường xuyên trên cả nước thì mức thiệt hại do virus gây ra trong năm 2010 đã lên tới 5.900 tỷ đồng Theo Bkav mức thiệt hại trên được tính dựa trên mức thu nhập của người sử dụng máy tính và thời gian công việc của họ bị gián đoạn do các trục trặc gây ra bởi virus máy tính Hiểu biết về virus khá hơn Khảo sát của Bkav cũng nhận thấy tỉ lệ máy tính bị nhiễm virus ở Việt Nam đã giảm nhẹ trong năm 2010 còn 93% máy tính bị nhiễm virus ít nhất một lần Tình hình này đã được cải thiện so với các năm trước khoảng 97% nhưng không nhiều Hơn 1/3 số máy tính 36% bị nhiễm virus ít nhất 1 lần trong 1 tháng Trong đó USB tiếp tục là một trong những nguồn lây nhiễm virus phổ biến nhất Có tới 96% người tham gia khảo sát cho biết USB của họ đã từng bị nhiễm virus trong năm qua Nhận thức của người sử dụng về các vấn đề an ninh cũng được cải thiện chút ít so với các năm trước Cụ thể hầu hết người tham gia khảo sát 93% này cho rằng để diệt virus hiệu quả thì cần sử dụng phần mềm diệt virus có bản quyền Nếu sử dụng phần mềm không có bản quyền khi xảy ra các sự cố người dùng sẽ gặp khó khăn vì không thể đề nghị nhà sản xuất phần mềm diệt virus tư vấn hỗ trợ kỹ thuật Cách thức xử lý khi gặp sự cố với virus máy tính của người sử dụng cũng thay đổi đáng kể so với khảo sát năm 2008 Năm 2010 49% người sử dụng cho biết họ sẽ nhờ nhà sản xuất phần mềm diệt virus hỗ trợ khi gặp các vấn đề về virus máy tính trong khi chỉ số của năm 2008 chỉ là 34% Như vậy người sử dụng đã dần biết tự bảo vệ mình trước các sự cố về virus và biết sử dụng các dịch vụ hỗ trợ một cách chuyên nghiệp /uploads/2007/images/1298939160.nv.jpg Một tín hiệu đáng mừng là người sử dụng đã cảnh giác trước các đường link được gửi qua chat hoặc email Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ người sử dụng dễ dàng bấm vào các đường link lạ chỉ là 10% Có tới 67% người tham gia khảo sát cho biết họ sẽ xác nhận lại nguồn gốc của đường link nếu đường link đó được gửi từ người quen và sẽ bỏ qua những đường link được gửi từ người lạ Đây cũng chính là cách xử lý an toàn nhất trong tình huống này ông Nguyễn Minh Đức Giám đốc Bộ phận an ninh mạng của Bkav cho biết Nhận thức chưa song hành với hành động Mặc dù nhận thức đã có cải thiện nhưng hành động lại chưa tương xứng Mật khẩu cá nhân có thể mở ra cả thế giới của một người như máy tính làm việc hòm thư điện tử nhưng vẫn có tới 53% người sử dụng chưa quan tâm đúng mức tới việc bảo vệ mật khẩu Người sử dụng cần tạo lập mật khẩu mạnh để tránh các nguy cơ bị đánh cắp mật khẩu lộ mật khẩu Mật khẩu mạnh là mật khẩu có độ dài từ 9 kí tự trở lên sử dụng tổng hợp số chữ thường chữ in hoa và các biểu tượng như #$%^ Ngoài ra không được cung cấp mật khẩu cho bất cứ ai hoặc viết ra đâu đó và cũng nên đổi mật khẩu thường xuyên ông Đức khuyến cáo Một biện pháp đơn giản khác giúp bảo vệ an ninh của máy tính là khóa máy lock khi không sử dụng đến Có tới 63% người sử dụng không thường xuyên hoặc chưa bao giờ thực hiện thao tác khóa máy tính khi rời khỏi bàn làm việc cho dù thao tác này rất đơn giản chỉ cần bấm tổ hợp phím Windows + L /uploads/2007/images/1298939196.nv.jpg Từ khảo sát này ông Đức cho rằng các doanh nghiệp nên áp dụng chính sách quy định tất cả nhân viên phải khóa máy tính ngay khi rời bàn làm việc Đây cũng là một trong những yêu cầu cơ bản khi xây dựng hệ thống quản lý quốc tế ISO 27001 về an ninh thông tin