DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Chủ nhật - 07/06/2009 13:36
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai làm việc với UBND tỉnh Điện Biên
(STTTT)-Một trong những thách thức lớn mà ngày nay Chính phủ các nước đang phát triển phải đối mặt là việc cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo và quản lý như thế nào để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, phù hợp với yêu cầu của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới và sự bùng nổ của cách mạng thông tin. Theo kinh nghiệm của các nước đi trước, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong hoạt động của cơ quan nhà nước (CQNN), hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử Chính phủ điện tử chính là giải pháp chiến lược cho Chính phủ các nước đang phát triển. Tuy nhiên, con đường xây dựng Chính phủ điện tử không phải là đơn giản, cũng không thể nóng vội, phải có phương pháp, mô hình và các bước triển khai thích hợp.
Đối với các CQNN nhờ vào khả năng số hóa xử lý và tái tạo thông tin một cách tự động CNTT giúp cho việc tự động hóa hoặc vi tính hóa các qui trình thủ tục giấy tờ hiện hành Từ đó sẽ đơn giản hóa các thủ tục hành chính tạo ra phong cách lãnh đạo mới cách thức mới trong việc xây dựng và quyết định chiến lược cải tiến các hình thức cung cấp dịch vụ công Kết quả làm tăng tính hiệu quả của quá trình phê duyệt và cung cấp dịch vụ công một cách hiệu quả và kịp thời cho người dân doanh nghiệp và cả trong hệ thống các CQNN Mặt khác tính minh bạch của thông tin trong môi trường số sẽ giúp cho việc nâng cao tính minh bạch và tin cậy của thông tin trong quản lý điều hành cũng như mở ra các cơ hội mới cho người dân được chủ động tham gia góp ý vào các vấn đề về điều hành và hoạch định chính sách Tính minh bạch của thông tin không chỉ thể hiện sự dân chủ mà còn gây dựng nên sự tin cậy giữa những nhà lãnh đạo và tính hiệu quả trong điều hành đồng thời cũng góp phần chống quan liêu và tham nhũng trong bộ máy CQNN và quản lý tốt hơn các nguồn lực kinh tế xã hội Trong những năm qua việc ứng dụng CNTT trong các CQNN tỉnh Điện Biên đã thật sự được coi trọng tỉnh chỉ đạo các cấp các ngành chủ động xây dựng và triển khai những kế hoạch chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ đã chuyển biến tích cực về nhận thức ứng dụng CNTT góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo điều hành của các cơ quan Đảng HĐND UBND cấp tỉnh cấp huyện và các sở ban ngành Bước đầu đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT hệ thống các cơ sở dữ liệu phục vụ tốt hơn các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ Tuy nhiên tình hình ứng dụng CNTT trong CQNN của tỉnh hiện nay nhìn chung vẫn còn chậm và chưa có sự đột phá còn những hạn chế bất cập như Nhận thức của một bộ phận cán bộ công chức trong các cấp các ngành về vị trí vai trò của ứng dụng và phát triển CNTT chưa thật đầy đủ chưa kết hợp chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính đổi mới phương thức lãnh đạo chỉ đạo của các CQNN Việc quản lý CNTT trên địa bàn tỉnh chưa đồng bộ thống nhất sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong triển khai ứng dụng CNTT còn nhiều khó khăn Đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT còn chưa thỏa đáng chưa đủ để đưa CNTT trở thành động lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Các trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư lâu có dấu hiệu xuống cấp hoạt động chậm và không ổn định các chương trình ứng dụng trên môi trường mạng được sử dụng ở các cơ quan là những chương trình hoạt động độc lập không khai thác được thông tin của nhau và sử dụng công nghệ không đồng bộ nhất là đối với công nghệ về cơ sở dữ liệu tạo ra sự lãng phí về đầu tư Nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng Hầu hết mới chỉ bồi dưỡng cơ bản về tin học văn phòng để phục vụ công tác chuyên môn số lượng được đào đạo có trình độ về CNTT còn ít Đa số các cơ quan đơn vị chưa có cán bộ chuyên trách về CNTT chưa có chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ chuyên trách về CNTT trong các CQNN Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm qua và khắc phục những hạn chế cần phải có những giải pháp đồng bộ nhằm đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng CNTT trong các CQNN tỉnh Điện Biên hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Trước hết là nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT là một trong những giải pháp hết sức quan trọng Việc nhận thức ở đây phải bắt đầu ở các cấp lãnh đạo rồi đến các công chức viên chức Bởi lẽ lãnh đạo được coi là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của việc ứng dụng CNTT hơn thế nữa nhận thức và sự hỗ trợ của người dân doanh nghiệp cũng đặc biệt quan trọng cho thành công và khả năng duy trì phát triển cho các dịch vụ trực tuyến và cho Chính phủ điện tử sau này Giải pháp thứ hai là tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức về CNTT kỹ năng sử dụng CNTT cho đội ngũ công chức đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ CNTT chuyên trách đây cũng là giải pháp rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của việc ứng dụng CNTT Đội ngũ CNTT chuyên trách trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý CNTT chuyên trách kế đến là đội ngũ lập trình viên chịu trách nhiệm phát triển các ứng dụng CNTT Vì thực tế không có một ứng dụng hay phần mềm dùng chung nào có thể sử dụng cho mọi tổ chức Mặt khác đi cùng với sự phát triển chung các ứng dụng cũng cần phải thường xuyên được nâng cấp về tính năng công nghệ và bảo mật Do đó chỉ có một đội ngũ chuyên gia CNTT chuyên trách mới có thể đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT được ổn định và phát triển lâu dài Để tuyển dụng và xây dựng đội ngũ này cần thay đổi chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ CNTT chuyên trách nói chung kết hợp tạo điều kiện tăng thu nhập của nhóm nhân sự này thông qua việc đẩy mạnh phát triển các ứng dụng dưới dạng các đề tài hoặc các hợp đồng triển khai dự án Điều cần lưu ý trước tiên là đảm bảo cho việc kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị chịu trách nhiệm quản lý về CNTT kế đến là đảm bảo cho việc phát triển đội ngũ được tập trung và có hiệu quả hơn /uploads/2007/images/1244421406.nv.jpg Cán bộ Khí tượng Thuỷ văn tỉnh giới thiệu việc thu thập thông tin Thám không qua máy vi tính Cán bộ Khí tượng Thủy văn tỉnh giới thiệu việc thu tập thông tin Thám không qua máy vi tính Giải pháp thứ ba là nguồn tài chính đây là yếu tố quyết định cho sự thành công hay thất bại của việc triển khai ứng dụng CNTT Đầu tư cho ứng dụng CNTT không thể làm nửa vời đầu tư phải đến nơi đến chốn đầu tư phải đồng bộ ở tất cả các lĩnh vực phần cứng phần mềm và nguồn nhân lực Nhất là xu hướng tích hợp với các giải pháp tổng thể của việc ứng dụng CNTT đòi hỏi một nguồn tài chính đủ lớn mới có thể triển khai được hiệu quả Nhưng thực tế việc đòi hỏi một nguồn lực tài chính lớn để có thể triển khai thật quá khó Do đó để việc đầu tư cho ứng dụng CNTT trong các CQNN có hiệu quả cần sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng chỗ đúng mục đích đồng thời huy động thêm nguồn đầu tư hỗ trợ từ Trung ương Giải pháp thứ tư đó là tăng cường học tập kinh nghiệm ở các địa phương đã triển khai thành công để lựa chọn những mô hình phương pháp triển khai phù hợp với điều kiện của tỉnh Thêm vào đó việc học tập kinh nghiệm nơi khác trong quá trình triển khai có thể tránh lãng phí thời gian và hạn chế các rủi ro đến mức thấp nhất Khi có được lựa chọn phù hợp trước khi triển khai các dự án CNTT cần cho tiến hành khảo sát đánh giá lại hiện trạng một cách toàn diện và chính xác hơn Phải xác định được những gì đang có những gì sẽ cần để có hướng đầu tư hiệu quả Giải pháp thứ năm là áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 cho các CQNN Trong những năm qua tỉnh đã có nhiều thành tựu về việc đổi mới tỉnh đã chỉ đạo các cấp các ngành tập trung rà soát lại các chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các CQNN đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và xem đây là khâu đột phá của cải cách hành chính Tỉnh cũng đã khuyến khích các CQNN đưa hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nhằm đẩy mạnh việc cải cách hành chính Vì thế đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng để ứng dụng CNTT được nhanh chóng và hiệu quả Có thể nói ứng dụng CNTT trong CQNN có vai trò hết sức quan trọng trong việc cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính hướng đến Chính phủ hiện đại mà ngày nay gọi là Chính phủ điện tử nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho người dân Nhưng trên thực tế đã cho thấy ứng dụng CNTT vào hoạt động của CQNN như thế nào cho hiệu quả vẫn là một bài toán khó Bởi lẽ việc ứng dụng CNTT không chỉ dừng lại ở việc mua sắm trang thiết bị xây dựng hạ tầng kỹ thuật mà còn đòi hỏi nhiều ở những định hướng mang tính chiến lược các yêu cầu về trình độ của nguồn nhân lực và cả hoạt động quản lý hành chính của CQNN cùng với các chính sách và thể chế thích hợp Nếu định hướng không đúng triển khai không tốt thì việc đầu tư cho ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN sẽ không hiệu quả và gây lãng phí Chu Xuân Trường Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông