Sôi sục với “Đề án nước mạnh”

Chủ nhật - 13/03/2011 20:20

Sôi sục với “Đề án nước mạnh”

DIC-Ngày 10/3/2011, Bộ TT&TT đã có buổi họp với các doanh nghiệp ICT để triển khai Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về CNTT – TT. Tất cả các “quả đấm thép” trong lĩnh vực ICT đều khẳng định đây là cơ hội lớn để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu này.
Mục tiêu băng rộng sẽ cán đích sớm Ông Nguyễn Minh Dân thành viên hội đồng thành viên của VNPT cho biết mục tiêu trong Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về CNTT TT là đến năm 2015 Việt Nam cơ bản có cáp quang đến hầu hết các xã phường và 85% được phủ sóng di động băng rộng Hiện 60 70% xã phường ở vùng đồng bằng đã được VNPT quang hóa Bên cạnh đó mạng 3G của VNPT và các doanh nghiệp khác cũng đã phủ tương đối rộng đến hầu hết những nơi có nhu cầu Ông Dân cho rằng những mục tiêu này là hoàn toàn khả thi và VNPT khẳng định sẽ thực hiện một số mục tiêu của Đề án Với bài phát biểu đầy ấn tượng về suy nghĩ và cách làm của Viettel ông Nguyễn Mạnh Hùng Phó Tổng giám đốc Viettel tin tưởng rằng có thể triển khai Đề án về trước thời hạn khoảng 5 năm và đưa Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu về di động băng rộng 10 năm tới sẽ có câu chuyện là phổ cập Internet băng rộng trên thiết bị điện thoại và máy tính Thế nhưng nếu Việt Nam làm được trong 10 năm thì chúng ta lại quay lại mức trung bình của thế giới Nhưng nếu chúng ta chạy nhanh trong 5 năm thì có thể thành nước mạnh về băng rộng di động ông Nguyễn Mạnh Hùng nói Hiện Viettel đã triển khai quang hóa đến 85% số xã vùng phủ sóng 3G là 85% diện tích dân số Viettel sẽ đầu tư tiếp hơn 10.000 trạm thu phát sóng 3G để có 30.000 thu phát sóng sau hai năm nữa Với việc đầu tư cho 3G này có thể coi mọi ngõ ngách của Việt Nam đều được phủng sóng di động băng rộng Thế nhưng ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng có thể có bước đột phá nữa về việc phát triển di động băng rộng nếu Bộ TT&TT quy hoạch lại tần số để cho các doanh nghiệp mạnh như VNPT và Viettel có tần số 800 MHz 850 MHz hoặc 900 MHz làm 3G Như vậy thì Việt Nam có thể thực hiện phủ sóng 3G trong cả nước ngay trong năm 2011 mà không cần đến năm 2015 vì tần số 2100 Mhz dùng cho 3G hiện nay có vùng phủ hạn hẹp Hiện Viettel đã đưa ra mức giá cho người dùng 3G là 30.000 đồng/tháng Đây là mức giá thấp nhất trên thế giới để cho nhiều người có thể sử dụng được dịch vụ này Viettel cũng bỏ ra từ 300 500 tỷ đồng/năm để thực hiện việc số hóa nội dung và cung cấp miễn phí để tạo ra nhu cầu về nội dung số về các lĩnh vực y tế giáo dục nông nghiệp Như vậy mục tiêu đưa băng rộng trong Đề án sẽ hoàn thành sớm Nhưng ông Hùng cho rằng khi hạ tầng đã sẵn sàng thì cái khó hơn nữa là làm sao có được các thiết bị truy cập đầu cuối là smartphone và máy tính rẻ cho người dùng Để làm được việc này cần bàn tay của Chính phủ hỗ trợ qua việc dùng quỹ viễn thông công ích bù cho các thiết bị truy cập giá rẻ Như vậy sẽ giải bài toán đưa băng rộng đến hộ gia đình Viettel nhận định nhu cầu các thiết bị truy nhập đầu cuối của người dân Việt Nam là 130 triệu máy gồm 70 triệu smartphone 30 triệu máy tính và 30 triệu USB 3G Đây là thị trường để Viettel nhảy vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp và sẽ thiết kế chế tạo thay cho lắp ráp các thiết bị giá rẻ Viettel đã hình thành một công ty sản xuất thiết bị và sẽ đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2015 Về vấn đề này ông Nguyễn Thành Nam Tổng giám đốc FPT bổ sung con số nhu cầu thị trường Việt Nam không dừng lại ở con số 130 triệu thiết bị đầu cuối mà đến năm 2020 nhu cầu này cỡ độ 500 triệu đến 1 tỷ thiết bị kết nối Internet tại Việt Nam Nhưng việc đầu tư sản xuất các thiết bị này quan trọng nhất là phải có năng lực tài chính và có quỹ để hỗ trợ doanh nghiệp làm việc này http://www.ictnews.vn/Home/thoi-su/Soi-suc-voi-De-an-nuoc-manh/2011/03/2SVMC7172304/ImageView.aspx?PublishedFileID=58206 1a.jpg FPT nhận đào tạo 10 15% nguồn nhân lực CNTT cho Đề án Ông Nguyễn Thành Nam cho biết FPT cũng đã ý thức được nhiệm vụ mà Thủ tướng giao cho để trở thành doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực ICT và đến năm 2020 trở thành doanh nghiệp có doanh thu 15 tỷ USD Tuy nhiên điều mà FPT lo ngại là không đủ thị trường để đạt được con số này và đưa ra mục tiêu sẽ đạt doanh số trên 10 tỷ USD Đối với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực CNTT phải có 70% có trình độ ngoại ngữ FPT đặt mục tiêu đào tạo 100% sinh viên phải có ngoại ngữ sử dụng trong công việc cho bất cứ doanh nghiệp nào trên thế giới Đối với mục tiêu đào tạo nhân lực cho CNTT FPT cũng nhận sẽ đào tào từ 10 15% nguồn nhân lực theo mục tiêu của Đề án này Bên cạnh đó để làm chủ công nghệ FPT đã thành lập ra viện công nghệ tư nhân đầu tiên ở Việt Nam Viện này đang chế tạo ra vệ tinh nhỏ với mục tiêu làm chủ được nhiều công nghệ gồm công nghệ điều khiển phần mềm nhúng công nghệ tiết kiệm năng lượng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây