Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên

Chủ nhật - 20/05/2018 23:20

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm phấn đấu đến năm 2020, đưa Điện Biên thành tỉnh có trình độ phát triển trung bình trong vùng trung du và Miền núi phía Bắc, từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống của nhân dân so với các vùng khác trong cả nước.
/uploads/news/2018_05/9289.jpg Ảnh minh họa. Đồng thời, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, đi đôi với thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Cụ thể, về kinh tế, tỉnh Điện Biên phấn đấu tốc độ tăng GRDP của tỉnh bình quân cả thời kỳ 2016 - 2030 khoảng 7,2%/năm; tạo sự chuyển biến rõ nét và vững chắc về cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng GRDP của tỉnh; đến năm 2020 nông lâm nghiệp chiếm khoảng 18,52%, công nghiệp - xây dựng 26,4%, dịch vụ 55,08%. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tạo việc làm cho khoảng 7.800 - 8.200 lao động/năm; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của tỉnh, đến năm 2020 còn khoảng 33%. Đến năm 2020, tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, duy trì và nâng cao tiêu chí chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; trong đó 60% đơn vị hành chính cấp xã và 03 đơn vị hành chính cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở mức độ 3. Tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi ra lớp: 0 - 2 tuổi (không bao gồm trẻ dưới 4 tháng tuổi) đạt 50%; 6 - 10 tuổi học tiểu học đạt 99,5%; 11 - 14 tuổi học trung học cơ sở đạt 95%; 15 - 18 tuổi học trung học phổ thông và tương đương đạt 70%. Đồng thời, khai thác và sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai, nguồn nước, khoáng sản; nâng tỷ lệ che phủ của rừng từ 38,4% năm 2015 lên khoảng 42% năm 2020. Đến năm 2020 tất cả các đô thị trong tỉnh được thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, trong đó thành phố Điện Biên Phủ được xử lý, tái chế; 99,5% số dân đô thị sử dụng nước sạch và 84% số dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh trở lên. Các khâu đột phá Để đạt được những mục tiêu, Quyết định đã đưa ra nhiều định hướng để tỉnh Điện Biên tạo đột phá về phát triển kinh tế - xã hội. Theo định hướng, tỉnh Điện Biên sẽ tập trung tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gia tăng giá trị trên mỗi đơn vị diện tích đất, xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, cánh đồng mẫu lớn, sản xuất hàng hóa tập trung theo chuỗi sản phẩm và an toàn thực phẩm. Trong 10 - 15 năm tới tập trung phát triển một số sản phẩm chủ lực, như: Lúa gạo, cà phê, cao su, chè, chăn nuôi đại gia súc, bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chế biến lâm sản; gắn phát triển nông nghiệp với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng thành chuỗi du lịch. Cùng với đó là phát triển nhanh và vững chắc công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; phấn đấu đến năm 2030, Điện Biên có các cơ sở công nghiệp với quy mô, cơ cấu phù hợp với điều kiện, tiềm năng, lợi thế của tỉnh và có khả năng cạnh tranh cao; tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp: 1- Chế biến nông, lâm sản; 2- Công nghiệp điện; 3- Sản xuất vật liệu xây dựng; 4- Khai thác chế biến khoáng sản. Đồng thời duy trì các ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ. Phát triển các ngành dịch vụ có trọng tâm, trọng điểm, trong đó trọng tâm là các đô thị và các dịch vụ du lịch, thương mại, tài chính, xuất nhập khẩu, đồng thời nâng cao chất lượng hiệu quả của các dịch vụ công; trọng điểm là phát triển dịch vụ tại các khu du lịch và Bản văn hóa...

Tác giả: Phương Nhi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây