DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ hai - 13/09/2010 00:19
Chỉ thị 58 đã giúp cho ngành viễn thông và CNTT Việt Nam dù đi sau nhưng đã có bước tiến dài. Ảnh: Thanh Hải
DIC - Nhìn lại 10 năm thực hiện Chỉ thị 58, GS.TS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KHCN&MT cho rằng những quan điểm đột phá trong bản chỉ thị này đã định hướng, thúc đẩy CNTT Việt Nam phát triển.
Đọc bài viết Hỗ trợ người khuyết tật Trong suốt thời gian gắn bó với ngành CNTT ông Hảo cho biết ông có hai điều tâm đắc hơn cả là đã cùng một số đồng nghiệp tâm huyết tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị quyết 07/CP đặt nền móng cho sự ra đời ngành công nghiệp phần mềm và phối hợp với Ban Khoa giáo Trung ương soạn thảo trình Bộ Chính trị thông qua Chỉ thị 58 Tiếp nối Chương trình CNTT quốc gia bị đứt quãng Theo ông Hảo có lẽ chỉ một số ít người làm trong ngành CNTT thời đó mới nhận thấy được ý nghĩa tầm quan trọng và tác dụng của Chỉ thị 58 đối với sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam Bởi lẽ chỉ thị này đã tiếp nối được Chương trình quốc gia về CNTT giai đoạn 1995-2000 bị Chính phủ yêu cầu chấm dứt hoạt động trước thời hạn vào cuối năm 1998 Thời điểm đó ông Hảo đang là Thứ trưởng Bộ KHCN&MT Phó trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT ông và một số đồng nghiệp đã thực sự rất hoang mang không hiểu vì lý do gì Chính phủ quyết định dừng Chương trình quốc gia về CNTT khi nhiều công việc còn đang dang dở Đáng ngại hơn là khi đó Nghị quyết 49/CP về phát triển CNTT những năm 90 cũng sắp hết hạn năm 2000 do vậy ứng dụng và phát triển CNTT của các Bộ ngành địa phương sẽ rơi vào tình trạng mất phương hướng Nhận thức rõ khó khăn này ông Hảo và một số cộng sự tham gia Chương trình quốc gia về CNTT cũ đã quyết định không đề xuất xây dựng một chương trình quốc gia về CNTT mới mà tham gia phối hợp cùng Ban Khoa giáo Trung ương GS.VS Đặng Hữu là Trưởng Ban soạn thảo Chỉ thị 58 Khi chỉ thị này được Bộ Chính trị thông qua ngày 17/10/2000 ông Hảo cho rằng Chỉ thị 58 là cái gậy chỉ đường để định hướng triển khai tiếp những công việc còn dang dở của chương trình quốc gia về CNTT Tác động của quan điểm quản lý đúng đắn Trước năm 2000 theo ông Hảo Đảng và Nhà nước vẫn giữ quan điểm là quản lý tới đâu thì phát triển tới đó với ngành CNTT và viễn thông đặc biệt là với quản lý Internet Chỉ thị 58 đã đưa quan điểm mới là quản lý phải tạo động lực để thúc đẩy phát triển đòi hỏi quản lý phải theo kịp sự phát triển của ngành Quan điểm cởi mở này đã thúc đẩy viễn thông và Internet phát triển chóng mặt số lượng người sử dụng dịch vụ điện thoại và số thuê bao Internet không ngừng gia tăng trong suốt thập kỷ qua Bên cạnh đó ông Hảo cho rằng một dấu ấn nổi bật nữa của Chỉ thị 58 là chỉ thị này đã đưa các tổ chức Đảng từ trung ương đến địa phương thực sự vào cuộc tham gia vào việc phát triển và ứng dụng CNTT Chỉ thị 58 đặt ra yêu cầu tất cả các phụ trách Đảng ở các Bộ ngành phải chịu trách nhiệm chính trong công tác triển khai ứng dụng và phát triển CNTT Từ chiêm nghiệm thực tế tôi nhận thấy là nơi nào tổ chức Đảng quan tâm sâu sát thì ở đó CNTT phát triển rất tốt và ngược lại ông Hảo nhận xét Với công nghiệp phần mềm ông Hảo cho rằng mặc dù ngành này không đạt được chỉ tiêu đặt ra là đạt 500 triệu USD vào năm 2005 nhưng Chỉ thị 58 cùng với sự đời của Nghị quyết số 07/CP đã đặt nền móng cho sự ra đời của ngành công nghiệp mới công nghiệp phần mềm với những chính sách ưu đãi hấp dẫn cho các doanh nghiệp tham gia Về lý do không đạt chỉ tiêu đặt ra theo ông Hảo có nguyên nhân do sự chỉ đạo thực hiện chưa tốt và các lãnh đạo chưa có những biện pháp thực sự quyết liệt thúc đẩy ngành này phát triển Tuy nhiên nhìn tổng thể ông Hảo cho rằng Chỉ thị 58 đã giúp cho ngành viễn thông và CNTT Việt Nam dù đi sau nhưng đã có bước tiến dài Cần Chỉ thị 58 mới mạnh mẽ hơn Đề cập đến giai đoạn tới theo GS.TS Chu Hảo cần thiết phải xây dựng ban hành một văn bản chỉ đạo mới mạnh mẽ hơn Chỉ thị 58 nhằm định hướng và thúc đẩy CNTT Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững hơn trong thời gian tới cả về phát triển hạ tầng và các ứng dụng cũng như đẩy mạnh phát triển công nghiệp phần cứng công nghiệp phần mềm và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực CNTT Đặc biệt ông Hảo góp ý trong chiến lược mới cơ quan quản lý chuyên ngành cần chú trọng tạo cơ sở pháp lý khẳng định CNTT là động lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế coi trọng phát triển hạ tầng CNTT như các hạ tầng cơ bản khác Ngoài ra chính sách phát triển CNTT không nên thiên về việc áp dụng các quy định cấm hay gây cản trở sự phát triển đặc biệt là với Internet cũng như ngành công nghiệp nội dung số Ông Chu Hảo cũng cho rằng các cơ quan quản lý chuyên ngành cần phải đánh giá nhận định được một cách chính xác về những công việc đã và chưa làm được trong giai đoạn 10 năm vừa qua để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Chỉ thị 58 mới Đặc biệt một trong những nội dung cần phải được đánh giá nghiêm túc là cách tổ chức quản lý những chương trình mục tiêu quốc gia về CNTT Đề án 112 về tin học hoá quản lý hành chính nhà nước là một ví dụ tiêu biểu cho thấy công tác xây dựng và quản lý các chương trình đề án lớn của chúng ta chưa tốt Một bài học nữa là cần phải mạnh dạn trong việc đề xuất các mục tiêu phát triển đối với CNTT Ngoài ra cũng cần phải tăng cường việc mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài thu hút các nhà đầu tư quốc tế đến với Việt Nam đồng thời đưa ra những điều kiện ràng buộc với các đối tác nước ngoài trong việc chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam ở một số quy trình công đoạn nhất định