DIC-Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biênhttp://dic.gov.vn/assets/images/logo.png
Chủ nhật - 15/08/2010 22:58
DIC - So với các đồng nghiệp làm báo trong cả nước thì những người làm báo ở tỉnh Điện Biên còn gặp rất nhiều khó khăn khi đi tác nghiệp, nhất là ở vùng sâu vùng xa. Dù là phóng viên báo in, báo nói, báo ảnh, báo hình hay báo điện tử thì đều có những khó khăn. Trước hết đó là sự khó khăn chung của một tỉnh miền núi biên giới, địa hình chia cắt, dân số gần 50 vạn người với 21 dân tộc anh em, sinh sống trên một địa bàn rộng lớn có tới 112 xã, phường. Mặt khác, phương tiện giao thông đi lại rất khó khăn; hầu hết phương tiện đi lại chính của phóng viên là xe máy và đi bộ, đấy là chưa kể khi tác nghiệp vào mùa mưa. Khi đến được cơ sở rồi lại nẩy sinh nhiều vấn đề mới như ngôn ngữ bất đồng; không ít phóng viên phải nhờ phiên dịch vì không biết tiếng địa phương; kế đó là nơi ăn ngủ, làm công tác dân vận, rồi các thao tác nghề nghiệp lấy tư liệu...
đều phải tác nghiệp một mình Tự mình phải làm tròn bổn phận với công việc được giao nghĩa là phải tự mình đi đến lắng nghe ghi chép chụp ảnh quay phim viết tin hay bài tạo ra các sản phẩm báo chí để đưa đến các tầng lớp độc giả thính giả người xem Sản phẩm của họ được ban biên tập đánh giá dư luận kiểm chứng bằng những lời khen chê khác nhau Điều quan trọng nữa là khi tác nghiệp ở vùng cao các nhà báo không chỉh oàn thành nhiệm vụ được giao mà còn phải luôn tìm mọi cách giữ an toàn cho mình cả về tính mạng và tài sản Chỉ cần sơ sểnh một chút khi đi trên các con đường liên thôn liên bản ở vùng cao thì cả xe và người đều lăn xuống vực Cách đây 16 năm nhà báo Trọng Linh là phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Lai Châu cũ đi công tác theo đoàn cán bộ của Ủy ban Dân số huyện Mường Lay nay là huyện Mường Chà để quay phim chụp ảnh buổi trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn người dân tộc Mảng Ư ở bản Nậm Manh thuộc xã vùng sâu vùng xa Nậm Hàng Trên đường trở về vượt sông Đà vì cứu máy quay phim mà anh đã bị lũ sông Đà cuốn trôi cách đó gần 140 km 4 hôm sau mới tìm thấy xác Ghi nhận sự hy sinh năm 2009 anh đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu liệt sỹ Có những chuyện khóc dở mếu dở với phóng viên khi đi công tác ở địa bàn vùng cao Tôi còn nhớ trong đợt bầu cử Quốc hội khóa XI 2002-2007 vào ngày 19 tháng 5 năm 2002 để tuyên truyền cho cuộc bầu cử sớm tại xã Ka Lăng huyện Mường Tè vào ngày 12/5/2002 tôi được ban biên tập cử đi quay phim viết tin bài tuyên truyền Ngay sau khi cuộc họp rút kinh nghiệm về tiếp xúc cử tri của các ứng cử viên Đại biểu Quốc hội và kế hoạch triển khai bầu cử của tỉnh kết thúc ngày 9 tháng 5 tại nhà khách Ủy ban nhân dân tỉnh Sáng 10/5 tôi nhận lệnh cấp tốc lên đường Từ Điện Biên đến đường rẽ Pắc Ma huyện Mường Tè gần 200 km tôi may mắn bắt được một chuyến xe tải và xin đi nhờ Xuống xe tôi không vào huyện mà cuốc bộ đi thẳng vào Ka Lăng để kịp tác nghiệp Đêm tối đường trơn do trời đổ mưa rất may ngày ấy tôi chuẩn bị khá chu đáo,máy quay camera loại M 9.000 được để cẩn thận trọng hộp nhôm nên dù có lội suối tôi cũng yên tâm Đêm đó tôi phải ngủ lại một bản của đồng bào Thái Hôm sau 11/5 tôi quốc bộ thêm 25 km nữa là đến được trung tâm ban chỉ đạo biên giới huyện Mường Nhé tại xã Ka Lăng kịp để hôm sau đưa tin bài về cuộc bầu cử sớm ở Ka Lăng gửi về Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Trong khi tôi đi nhờ xe và phải cuốc bộ một mình trong đêm để đến nơi tác nghiệp thì ngày hôm sau tôi vô tình gặp một nhóm phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam đi ô tô và xe máy vào Nhà báo địa phương gặp nhà báo Trung ương tay bắt mặt mừng như thể quen nhau lâu lắm rồi Chúng tôi cùng ăn cơm với nhau để rồi hôm sau cùng đi tác nghiệp cuộc bầu cử Ấy vậy mà tự nhiên xẩy ra vụ việc các chiến sỹ Biên phòng ở Ka Lăng kiểm tra các nhà báo giấy công tác và thẻ Nhà báo Do bất cẩn các đồng nghiệp Trung ương không mang thẻ giấy đi đường nên bộ đội biên phòng đòi giữ máy quay phim và yêu cầu cho lộ sáng phim máy ảnh đã chụp Thời bấy giờ cái lý của bộ đội biên phòng là đúng vì anh là ai đi chăng nữa khi vào khu vực biên giới phải có giấy phép nếu là nhà báo thì phải có thẻ Nhà báo.Lúc bấy giờ nghĩ thương các đồng nghiệp tôi vội can thiệp nói với mấy chiến sỹ biên phòng Các phóng viên này sai thì đã sai rồi họ cũng như chúng ta cả thôi vì nhiệm vụ nên mới đến đây chứ muốn vượt biên thì đi đường khác dại gì mà phải vượt ngàn km lên cái nơi heo hút này,lại còn mang theo cả cái máy quay phim trị giá hơn tỷ bạc Các anh cứ để họ quay,tôi sẽ lên bưu cục Ka Lăng gọi cho Bí thư Huyện ủy Mường Tè và là Chủ tịch Hội đồng bầu cử huyện để báo cáo Lúc bấy giờ anh Lò Văn Chỉnh là bí thư huyện ủy Mường Tè Buổi tối hôm đó ngay tại Ka Lăng tất cả chúng tôi ai cũng được nghe thông tin về không khí bầu cử sớm ở Ka lăng Mường Tè qua sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam Hôm ấy tôi nhận được nhiều lời chúc mừng nồng nhiệt của đồng nghiệp và bà con người dân tộc Hà Nhì nơi đây Cán bộ giỏi thật đấy Ở tận đây mà được nghe cái Đài Trung ương nó nói về bầu cử Quốc hội ở Ka Lăng Còn bao nhiêu nhọc nhằn với nhà báo vùng cao Theo ghi nhận của chúng tôi 3 năm trở lại đây ở Đài phát thanh và Truyền hình Điện Biên ít nhất đã có 4 phóng viên bị tai nạn giao thông khi đi tác nghiệp Đó là chưa kể chỉ vì một vài sơ xuất nhỏ trên đường tác nghiệp vùng cao do không chằng buộc cẩn thận,đường xóc nên có những phóng viên đánh rơi mất cả đồ nghề Nghề báo ở vùng cao gian nan nhọc nhằn là vậy nhưng cũng không ngăn được sự đam mê của các nhà báo Có những nhà báo coi vùng cao là gia đình của mình như nhà báo Lầu A Vàng Công tác ở Báo Điện Biên Phủ Thực hiện chủ trương mỗi ban ngành đoàn thể tỉnh giúp đỡ một xã A Vàng tình nguyện lên cắm chốt tại xã Phình Giàng huyện Điện Biên Đông Suốt nhiều năm ròng anh thực hiện 4 cùng với nhân dân Cùng ăn cùng ở cùng làm cùng nói tiếng dân tộc với dân Bằng những trải nghiệm của bản thân và các đồng nghiệp trong gần 30 năm làm báo ở Lai Châu trước đây và Điện Biên ngày nay qua bài báo nhỏ này tôi mong được trao đổi đôi điều với các nhà báo trẻ ngày nay rằng Làm báo ở vùng cao thật nhọc nhằn và đầy gian khó nhưng ở đấy lại ẩn chứa hơi thở cuộc sống và thấm đẫm tình người Dù là người dân tộc Thái Mông Khơ Mú hay Hà Nhì thì vẫn là những dân tộc giàu lòng mến khách Để bài viết của bạn thành công các bạn phải chuẩn bị tốt hành trang cho mình Hãy học tiếng dân tộc tìm hiểu phong tục tập quán của mỗi dân tộc nơi ta đến;Chuẩn bị tốt các cơ sở vật chất cho mỗi chuyến đi như Máy ảnh máy quay phim máy ghi âm sổ tay phóng viên các đồ dùng cá nhân có như vậy mỗi chuyến đi làm báo ở vùng cao của bạn mới thành công